• Họa si bannner3
  • Banner họa sĩ 2
HỌA SĨ Lê Thánh Thư
Họa sĩ LÊ THÁNH THƯ (1956 - 16/7/2021)

Lê Thánh Thư sinh năm 1956 trong một gia đình thuần nông có 5 người con và ông là con trai trưởng;
12 tuổi, ông được gửi vào trường Dòng (Séminary) tại Quy Nhơn.
Năm 1975, ông xuất tu ra đời, lập gia đình và có 1 con gái;
17 tuổi, ông đã làm thơ và đăng thơ trên các tạp chí văn học có uy tín tại Sài Gòn trước năm 1975;
Ông tự học vẽ và có triển lãm cá nhân đầu tiên tại TP.HCM năm 1989;
Từ đó đến nay họa sĩ có hơn 8 triển lãm cá nhân và hơn 20 triển lãm nhóm trong và ngoài nước.

Ông mất ngày 16/7/2021.

  1. Con đường trở thành họa sỹ ? Hãy nói về thời điểm khởi đầu của họa sĩ và điều gì đã khiến họa sĩ đam mê nghệ thuật?
Niềm đam mê đã đưa tôi đến với hội họa. Khi quyết định trở thành họa sĩ và sống với nghề vẽ, tôi phải dung hòa nhiều thứ. Ước muốn điên cuồng được kể chuyện bằng màu sắc, hình ảnh và biểu cảm những suy tưởng, cảm xúc bằng hội họa đã làm tôi quên đi nhiều thứ khắc nghiệt trong cuộc sống. Ngôn ngữ chữ viết nhiều khi lại không chuyển tải hết những biểu cảm cần diễn đạt. Hội họa đã cho tôi niềm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
1987: Thời điểm khởi đầu hội họa của tôi, ở một căn gác thuê 2m2. Nơi đó tôi sống như một tù nhân với màu sắc, không tiền bạc, không nghề nghiệp, chỉ có vẽ và vẽ trong đơn độc. Đấy là thời kỳ tôi sống tận đáy của cuộc đời.
        2. Phong cách sáng tác của họa sĩ là gì?
Đương đại, những điều làm người ta ngạc nhiên. Chuyên ảnh hưởng là tất nhiên, tất yếu, không có lỗi gì. Thực tế, nhiều nền nghệ thuật, nhiều tác giả đều chứng minh điều này. Van Gogh ảnh hưởng nghệ thuật khắc gỗ Nhật Bản chẳng hạn. Tôi thích nhiều họa sĩ: Matise, Willem, De Kooning, Pierre Soulages, Mark Rothko, Paul Klee… vì thấy trong tác phẩm của họ có phần cảm xúc của mình. Nhưng tranh của tôi không giống ai cả. Cuối cùng, tôi thích cái của tôi nhất. Vì vậy, tôi mới đủ tự tin để làm việc lâu dài. Đôi lúc tôi tự hỏi: Con đường mình đang đi có đúng không? Nghệ sĩ luôn mâu thuẩn với chính mình. Đó là mâu thuẩn thật, không giả tạo.
       3. Điều gì khơi nguồn cảm hứng cho họa sĩ, ai là người cố vấn hoặc thần tượng của họa sĩ?
Nghệ sĩ là nơi tập hợp những cảm xúc bất cứ từ đâu tới: từ bầu trời, từ mặt đất, từ một mẫu giấy, một gương mặt thoáng qua. Từ đời sống của chính mình, của đô thị, từ không gian sống của con người. Từ thiên nhiên, môi trường sống…Tất cả đều mang đến cho tôi nhiều cảm hứng sáng tác. Thần tượng của tôi là những bậc thầy trong lịch sử hội họa thế giới.
       4. Điều gì làm cho họa sĩ khác với nhữnghọa sĩ khác ở Việt Nam? Điều gì làm cho họa sĩ khác và đặc biệt hơn so với những người khác?
Trướ
c hết, tôi là một nhà thơ. Cái nhìn hội họa của tôi hoàn toàn khác biệt so với cái nhìn của họa sĩ. Đó là cái nhìn của thi sĩ làm hội họa. Tôi quan tâm nhiều đến cấu trúc được tạo thành bởi sự lặp lại các yếu tố đơn giản và tạo dựng nên các nhịp điệu trong bố cục. Tranh của tôi nhiều tính chất tượng trưng, thường dùng màu đơn sắc, độ dày mỏng khác nhau trong nhiều tranh sơn dầu.
      5. Họa sĩ quan sát Việt Nam và thế giới bên ngoài như thế nào?
Riêng về nghệ thuật, Việt nam không có truyền thống hội họa lâu đời như các nước Châu Âu. Ở đó họ có hệ thống phê bình Mỹ Thuật, Gallery, bảo tàng chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, bảo tàng ít được quan tâm, ít hà phê bình có uy tín, Gallery manh mún, không chuyên nghiệp. Dó là thiệt thòi cho họa sĩ.
      6. Những điều họa sĩ thích và không thích.
Tôi thích du lịch đó đây, nhìn ngắm thế giới, giao lưu với nhiều họa sĩ để học hỏi thêm. Tôi không thích nghèo đói và sự ngu dốt.
      7. Tại sao họa sĩ lại sử dụng phương tiện truyền đạt (chất liệu) hoặc phong cách này?
Vì nó phù hợp và mang lại cho tôi nhiều tìm tòi, khám phá thú vị khi làm việc
      8. Họa sĩ đang cố gắng truyền tải thông điệp gì qua các tác phẩm nghệ thuật của mình? Nếu họa sĩ có một thông điệp chung, hãy nói lên điều đó?
Vai trò của nghệ sĩ là hướng dẫn, bắt những con mắt bướng bĩnh nhất phải mở ra, dạy cho cách nhìn như người ta dạy học và chỉ dẫn con đường văn học tinh thần.
Với hội họa, tôi biểu hiện những đam mê cùng ý kiến muốn phát biểu những giá trị tinh thần và mong muốn vượt qua được những sức ép của đời sống nhiều biến động.
      9. Trong các thông điệp đó có điều gì mang tính chất chính trị, riêng tư, hay những suy nghĩ, những cảm xúc khác không?
Phải chăng, thiếu dòng máu nóng sẽ khiến hội họa sa sút và thiếu sinh khí?. Tất nhiên thiện chí không thể tự nó tạo sinh khí cho một màu sắc nếu không có tài năng.
     10. Điều gì là hệ tư tưởng và các quan điểm nghệ thuật của họa sĩ?
Vẽ là một ngôn ngữ,một phương tiện để truyền đạt cũng giống như nói, một phương tiện để liên lạc: một bằng chứng của sự tồn tại, nhưng cũng là của sự tin tưởng vào sự tồn tại đó.
Vẽ là cách duy nhất để tôi có thể giữ lại những cảm xúc không sao diễn tả nổi bằng cách khác…
Tôi vẽ để cảm thấy mình không cô độc.
     11. Bạn là ai và tại sao mọi người nên mua, sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của bạn?
Trong nghệ thuật chỉ có một điều đáng giá: cái mà người ta không giải thích được.