• Họa si bannner3
  • Banner họa sĩ 2
HỌA SĨ Đỗ Duy Tuấn
Họa sĩ ĐỖ DUY TUẤN (1954)

Đỗ Duy Tuấn sinh năm 1954 tại Thừa Thiên – Huế;
Năm 1974, ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế.
Ông cũng là thành viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật TP. HCM.
Ông tham gia hoạt động mỹ thuật tại Huế và Đà Nẵng trước năm 1975. Từ năm 1994 đến nay, ông trở lại với hội họa và tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế.
Triển lãm cá nhân:
2000: Triển lãm tại Singapore và TP. HCM;
 
Triển lãm chung:

  • Triển lãm khu vực VI – TP.HCM các năm 1998, 1999, 2001, 2003, 2005, 2006, 2007;
  • Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2010;
  • Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam Asean (Philip Morris) các năm 1998, 1999, 2001 tại Hà Nội;
  • 2002: Tại Bali, Indonesia;
  • 2001 – 2004: Tại Singapore;
  • 2003 – 2004: Tại Thụy Sĩ;
  • 2004: Tại Hongkong, Laos, Texas – Hoa Kỳ;
  • 2005: Tại Washington, Hoa Kỳ;
  • 2006: Tại Jakarta, Indonesia;
  • 2007: Tại Kolkata, India;
  • 2009: Triển lãm nhóm tại phòng tranh Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q1, TP.HCM;
  • Và nhiều triển lãm khác…
  • Ông cũng tham dự trại sáng tác quốc tế tại Hà Nội năm 2001 và  các hội sáng tác khác do hội Mỹ thuật tổ chức.Giải thưởng:
    1999: Giải III hội Mỹ thuật Việt Nam khu vực 6;
    2000: Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2000;
    2001: Giải A triển lãm Mỹ thuật khu vực 6;
    Giải thưởng triển lãm Mỹ thuật Việt Nam Asean (Philip Morris).
    Có tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia Hà Nội và TP.HCM. Các sưu tập tư nhân và Gallery trong và ngoài nước.
  •  
  • 1.Con đường trở thành họa sỹ ? Hãy nói về thời điểm khởi đầu của họa sĩ và điều gì đã khiến họa sĩ đam mê nghệ thuật?
  • Tốt nghiệp Mỹ thuật cho nên Nghệ thuật như là cái nghiệp mà mình phải theo đuổi. Dù có thời gian 20 năm gián đoạn vì cuộc sống gia đình. Từ 1994 với quyết tâm trở lại với cái nghiệp của mình cho đến hôm nay và sau này.
     2. Phong cách sáng tác của họa sĩ là gì?
    Đã định hình phong cách riêng của mình qua tìm tòi sáng tạo không theo một đường lối nào cụ thể dù là tranh trừu tượng hay ấn tượng.
     3. Điều gì khơi nguồn cảm hứng cho họa sĩ, ai là người cố vấn hoặc thần tượng của họa sĩ?
    Trong sáng tác để tạo cảm hứng là hãy ngồi vào giá vẽ và nghe nhạc. Không có ai là cố vấn hay thần tượng đúng nghĩa.
     4. Điều gì làm cho họa sĩ khác với nhữnghọa sĩ khác ở Việt Nam? Điều gì làm cho họa sĩ khác và đặc biệt hơn so vớinhững người khác?
    Đó là cái tâm trong khi làm việc. Làm hết khả năng sáng tạo và hãy tự khắc khe với mình, đừng dễ dãi quá. Hãy luôn luôn tìm tòi sáng tạo. Trong một tác phẩm phải có ba yếu tố tạo thành là:
           1.Tính sáng tạo độc đáo.
           2.Kỹ thuật sử dụng chất liệu mới lạ.
           3.Tính dân tộc.
    Như vậy sẽ làm cho mình khác với mọi người.
     5. Những điều họa sĩ thích và không thích.
    Thích chân thật trong sáng tạo.
    Ghét sự đánh đố lừa bịp.
     6. Tại sao họa sĩ lại sử dụng phương tiện truyền đạt (chất liệu) hoặc phong cách này?
    Vì đó là chất liệu diễn đạt được những ý tưởng mà mình ấp ủ. Làm đặc biệt cho phong cách sáng tạo của mình.
     7. Họa sĩ đang cố gắng truyền tải thông điệp gì qua các tác phẩm nghệ thuật của mình? Nếu họa sĩ có một thông điệp chung,hãy nói lên điều đó?
    Tôi muốn qua tác phẩm thể hiện được sự quyến rũ, vẻ thanh cao và dịu dàng của người con gái VN nói chung và xứ Huế nói riêng. Một nét đẹp tâm hồn của người con gái .
     8. Điều gì là hệ tư tưởng và các quan điểm nghệ thuật của họa sĩ?
    Quan điểm nghệ thuật của tôi trước hết là phải đẹp, dù có mang triết lý hay không. Nếu không đẹp thì không thể gọi là nghệ thuật.
     9. Bạn là ai và tại sao mọi người nên mua, sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật của bạn?
    Tôi chỉ là người họa sĩ. Mọi người sưu tập tác phẩm của tôi có thể vì đồng cảm quan điểm, thích đường lối nghệ thuật tôi đang đi.