Họa sĩ ĐẶNG CAN (1957)
Đặng Văn Can sinh năm 1957 tại xã An Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Ông sớm bộc lộ tài năng về hội họa từ thuở nhỏ. Năm 1976 ông vẽ minh họa cho một số tờ báo và tạp chí trong tỉnh.
Hiện tại ông là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam
1996. Tham dự triển lãm khu vực ĐBSCL tổ chức tại Vĩnh Long. Tác phẩm tham dự như:
“Những Người Công Nhân” được đánh giá khá cao.
1998Tham dự triển lãm toàn quốc tại TP.HCM. Tác phẩm “
Những Chiếc Lồng Xanh” được trao tặng giải thưởng.
2001 – 2007: Tham dự triển lãm toàn quốc khu vực ĐBSCL với các tác phẩm
“Giấc mơ xanh” – Giải A,
“Nỗi đau còn lại” – Giải C,
“Vị ngọt đồng bằng” – Giải B,
“Gần bùn” – Giải A,
“Thông điệp xanh” – Giải Nhì;
10/2007: Tham gia triển lãm cùng Họa sĩ Lê Triều Điển tại Phòng tranh Phương Mai với tên gọi
“Dấu ấn thời gian”
2008: Tham dự triển lãm toàn quốc khu vực ĐBSCL với tác phẩm
“Nhớ bến” đoạt giải B được bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tập;
10/2009: Tham gia triển lãm cùng Họa sĩ Chiêu Đồng tại Phòng tranh Phương Mai với tên gọi
“Một thoáng Mekong”
2010: Tham dự triển lãm toàn quốc khu vực ĐBSCL với tác phẩm
“Lính đảo” đạt giải C
Tranh của Đặng Can nhẹ nhàng sâu lắng nhưng cũng rất sôi động trong cái yên bình của miền sông nước Cửu Long. Những bức tranh của ông mang lại cho người xem một giấc mơ nhẹ nhàng bình dị, thấm nhuần chất thơ trầm lắng, bay bổng mà hiện thực.
Đề tài xuyên suốt trong tranh của ông là phong cảnh miền quê hiền hòa yên tĩnh; những cô nữ sinh hồn nhiên trong tà áo trắng, những thay đổi trong cuộc sống hằng ngày mộc mạc và giản dị của người dân ĐBSCL.
Dân gian có câu “Gừng càng già càng cay” và tranh của Đặng Can cũng vậy, từng bước từng bước ông mang người xem rời cái ồn ào của cuộc sống đô thị trở về cái sự yên bình của thôn quê và tranh của ông ngày càng được giới nghệ thuật đánh giá cao, từng bước đưa ông đến gần với công chúng hơn.
Bên cạnh đó ông còn là người thiết kế mẫu cho những sản phẩm gốm nghệ thuật của làng gốm Vĩnh Long, nơi những sản phẩm này được biết đến nhiều và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Tranh của Đặng Can được nhiều nhà sưu tập trong nước cũng như quốc tế sưu tầm.
Tranh của Đặng Can cũng được sưu tập & trưng bày tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Tp. HCM, Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam tại Hà Nội.
Phòng tranh Phương Mai