• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM

Một thế kỷ trừu tượng

Văn Ngọc

 

Chuyên đề: Hội họa trừu tượng 100 năm
Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại” những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm...

Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux, 1890) của Van Gogh, Tiếng thét (Le Cri, 1893) của E.Munch, Ngựa trắng (Le Cheval blanc, 1898) của Gauguin, Những bông hoa loa kèn nước (Les Nymphéas, 1916) của Monet… là những phát xuất sớm của kỹ thuật và cái đẹp trừu tượng.

Về cột mốc 100 năm hội họa trừu tượng, nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm trừu tượng thực thụ là Thủy mặc trừu tượng (Aquarelle abstraite) mà Wassily Kandinsky (1866-1944) vẽ năm 1910. Ông chính thức bỏ chức giáo sư đi Munich học hội họa vào năm 1896. Năm 1908, sau khi vượt qua các yếu tố tượng trưng, tranh của Kandinsky dần đạt đến sự trừu tượng, mà loạt tranh Bố cục, ngẫu tác, ấn tượng đã thể hiện khá rõ.

Về sau cũng có nhiều ý kiến cho rằng kỹ thuật trừu tượng có bắt nguồn một phần từ tinh thần thiền tông và hội họa thủy mặc của Đông Phương. Xuất phát của nghiên cứu này vì Kandinsky đến từ Nga, ông là một nhà văn, người nghiên cứu và viết về mỹ thuật, trong đó có mỹ thuật của phương Đông trước khi vẽ trừu tượng. Bên cạnh đó, một bậc thầy trừu tượng khác là Hans Hartung (1904-1989), nhà tiền phong của nghệ thuật phi hình thể (Art Informel, còn gọi là Tachisme: chủ nghĩa vệt màu), người đã gặp Kandinsky ở Munich, qua Bắc Kinh học về thiền, trước khi vẽ tranh trừu tượng vào năm 1922.

Riêng hội họa trừu tượng ở Việt Nam, đến nay nhiều ý kiến vẫn tạm cho Tạ Tỵ (1921- 2004) là một họa sĩ tiền phong, khi những năm đầu của thập niên 1950 ông đã vẽ những bức tranh trừu tượng. Nếu cứ liệu về cột mốc này đúng, thì tính đến nay, hội họa trừu tượng Việt Nam đã có khoảng 60 năm lịch sử (?).
Tác phẩm Bùa (Le Talisman), 27 x 21.5cm, sơn dầu trên gỗ, 1888,
của Paul Sérusier, nay thuộc bảo tàng d’Orsay, ở Paris – được xem
là tác phẩm khởi hứng cho hội họa trừu tượng của phương Tây

 

 

(TT&VH Cuối tuần) - Người ta thích đặt sóng đôi những phát minh của vật lý lý thuyết và những phát kiến mỹ thuật châu Âu thập niên đầu thế kỷ 20. Một bên là những thuyết tương đối, thuyết lượng tử, quang điện… bên kia là các thứ “chủ nghĩa” mỹ thuật như lập thể, trừu tượng, biểu hiện… Đó là giai đoạn động đất, động trời làm đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ, nền tảng của khoa học và nghệ thuật. Thế giới thay đổi hay cách lý giải và cách nhìn nó đã thay đổi?

Những bức tranh trừu tượng đầu tiên được quy ước là của họa sĩ Nga V.Kandinsky. Ông là tổng giám đốc đầu tiên của các bảo tàng ở Nga thời Xô-viết nhưng rồi đã lưu vong sang Đức, cầm đầu nhóm Kỵ sĩ xanh, ở đó, ông là giáo sư trường Bauhaus danh tiếng, một lý thuyết gia chiến đấu không mệt cho nghệ thuật mới bên các bậc thầy cự phách khác như P.Klee, Gropius, Le Corbusier… Từ những tranh phong cảnh vẽ theo kiểu dân gian, Kandinsky lược bỏ mọi yếu tố tả kể, vốn là xương sống của nghệ thuật cổ truyền, xóa bỏ mọi thứ giúp người xem nhận diện được các đối tượng mà họ cho là đã được họa sĩ mô tả. Chỉ còn lại các yếu tố hội họa thuần túy như màu, nét, khối, hòa sắc cùng không gian, nhịp điệu, kết cấu của các yếu tố thị giác nguyên thủy nhất. Vì vậy lúc đầu loại tranh này còn được gọi là hội họa không đối tượng, hội họa không hình, hội họa cụ thể, hội họa thuần túy… Bức tranh giờ đây không còn là cái cửa sổ để người xem nhìn qua đó thấy một cái gì đó ngoài nó. Nó không đại diện, môi giới, PR… cho cái gì nữa, nó chỉ là một đồ vật cụ thể. Người ta thưởng thức nó như bản nhạc không lời mà không đòi phải “hiểu” nó đang định thể hiện, mô tả, kể lể cái gì.
Tác phẩm Cực đen (Black Cirkle), 106.4 x 106.4 cm, sơn dầu trên bốn năm 1913,
của Kazimir Malevich, nay thuộc  Bảo tàng quốc gia Nga, đặt tại St.Petersburg

 

 

 

 

Cùng với sự phát triển ở Đức là chủ nghĩa kết cấu ở Nga với các nhà điêu khắc như Lizissky, Gabo… và một nhà tiền phong đơn độc là K.Malevich với trường phái mà ông tự đặt tên là trí thượng (Supremmatism, có nơi dịch là tối thượng – TT&VH). Sau khi quy các bộ phận thân thể những cô gái và ông già nông dân Nga thành các khối cơ bản như chóp, trụ, cầu, lập phương, tam giác… ông đi tới bức hình vuông, trong hình vuông chẳng có gì ngoài một hình vuông xám trong hình vuông trắng của khung vải vẽ.

Song song với Malevich ở Tây Âu có Mondrian đi từ triết xuất hình cây táo xum xuê, rườm rà thành các sơ đồ hình học, chỉ còn các nét tung, hoành và chéo, chia mặt tranh thành các hình vuông, chữ nhật và tam giác trong ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lơ. Trừu tượng hình học đi tới tối giản về ngôn ngữ và triết lý. Nó gần như trùng với quan niệm thế giới được người họa sĩ thiền Nhật Bản là Sengai (thế kỷ 18) trong bức tranh chỉ có ba hình vuông, tròn, tam giác. Nó cũng không xa các thể hiện ngũ hành của Trung Hoa với ba màu vàng (trung tâm của hoàng đế), đỏ (Đông-mọi), lục (Nam-man), đen (Tây-rợ) và trắng (Bắc-di)…!



 
Tác phẩm Cánh đồng lúa mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux),
103 x 50cm, sơn dầu trên bố, 1890, của Van Gogh, nay thuộc Bảo tàng
Van Gogh ởAmsterdam – được xem là tiền thân của hội họa trừu tượng

 

 

Không thể phủ nhận rằng lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa trừu tượng đã trở thành nền tảng cho mỹ thuật hiện đại nói chung mà nơi ứng dụng nó triệt để nhất là design (thiết kế) và kiến trúc. Ngôi nhà chọc trời hình hộp đầu tiên bằng kính, bê tông, thép với các đường tung và hoành của Mies Van der Rohe (1951) là bức trừu tượng khổng lồ sẽ kéo theo cả “đàn khủng long kính thép” vô cảm sẽ xâm chiếm toàn bộ các đô thị hiện đại! Trong mọi đồ vật ta dùng hôm nay từ cái bút, cái ghế tới máy móc, xe hơi, thời trang… đều có dấu vết cây đũa điều khiển của lý thuyết trừu tượng.

Từ những năm 1960 sự “thống trị hà khắc” chủ nghĩa quốc tế và sự duy lý vô cảm của trừu tượng đã bị lên án. Lúc đó tại Mỹ xuất hiện phái “trường màu” (Colorfield) chỉ dùng các mảng màu thuần túy và đặc biệt mạnh là phái biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism) khởi từ các bức tranh vẽ theo kiểu rắc màu và hành động ngẫu hứng- (Action painting). J.Pollock là người hùng tiền phong, chủ soái của phái này và cũng là biểu tượng đưa Mỹ lên vị trí cầm đầu nghệ thuật phương Tây cho tới gần đây. 

Ngày nay trừu tượng phổ biến khắp thế giới. Hầu như họa sĩ, nhà điêu khắc nào, ở đâu cũng có lúc vẽ trừu tượng và chỉ ở các trường mỹ thuật rất lạc hậu thì các lý luận nền tảng của nó mới không được giảng dạy. Loại tác phẩm bán trừu tượng (semiabstract) còn phổ biến hơn. Nó tạo dư địa rộng lớn giữa cái có hình và không hình, mô tả một cách ám chỉ, nơi chơi đùa giữa các yếu tố tạo hình thuần túy và các ám ảnh tâm lý hay các hình thể tượng trưng.

Bới tung nền tảng cũ, xây đắp nền móng mới trừu tượng đồng thời mở rộng biên giới của sáng tạo thị giác như một thể loại mới.
100 năm trừu tượng có lẽ đã kết thúc một vòng đời: từ tiên phong tới cổ điển. 

 

Khái niệm trừu tượng

“Nghệ thuật trừu tượng có thể được dùng theo nghĩa rộng nhất để chỉ bất cứ nghệ thuật nào không thể hiện những đối tượng dễ nhận biết (thí dụ như nghệ thuật trang trí), nhưng thường được dùng nhiều nhất cho các hình thức nghệ thuật của thế kỷ 20, trong đó quan niệm nghệ thuật truyền thống châu Âu, như sự mô phỏng thiên nhiên chẳng hạn, bị gạt bỏ. Mặc dầu nghệ thuật trừu tượng hiện đại đã phát triển trong rất nhiều phong trào và “chủ nghĩa”, ta có thể nhận thấy 3 khuynh hướng cơ bản, trong đó: 1) giảm bộ mặt thiên nhiên tới mức tối thiểu, nghĩa là những hình thức được đơn giản hóa triệt để, điển hình là tác phẩm của Brancusi; 2) xây dựng đối tượng nghệ thuật từ những hình thức phi biểu hình cơ bản, như trong các phù điêu của Ben Nicholson; 3) sự diễn đạt “tự do” theo ngẫu hứng, như trong hội họa động tác (action painting)”, theo Từ điển mỹ thuật (NXB Văn hóa thông tin, 3/1998) do Lê Thanh Lộc biên soạn.

“Hội họa trừu tượng, trải qua nhiều bước thăng trầm kể từ khi ra đời, có thể được phân ra làm ba giai đoạn chính: giai đoạn đầu (1908- 1920) với một số họa sĩ có thể đếm trên đầu ngón tay, phong cách trừu tượng hình học thuần túy, có: Mondrian, Theo Van Doesburg, Malevitch, Albers...; phong cách biểu tượng trừu tượng, có : Kandinsky, Franz Marc; phong cách lập thể trừu tượng, có: Fernand Léger, Delaunay, Marcel Duchamp...; phong cách vị lai trừu tượng, có nhóm các họa sĩ Ý: Umberto Boccioni, Severini, Balla...; chuyển từ ấn tượng sang trừu tượng, có nhóm các hoạ sĩ người Nga: Michel Larionov, Natalia Gontcharova… Kịp đến những năm sau đại chiến thứ hai, ở Mỹ và Âu châu, mới lại có một sự nở rộ của hội họa trừu tượng với những tên tuổi mới, như : Jackson Pollock, với phong cách dripping, Frank Kline, Rothko, Reinhardt... (Mỹ) và Hartung, Soulages, Vedova... (Âu châu). Trong nền hội họa trừu tượng đương đại, có thể phân biệt được nhiều xu hướng và nhiều phong cách, nhưng nhìn chung, vẫn là xuất xứ từ những phong cách kể trên. Có điều, bên trong các phong cách đó, người ta phân biệt được thêm hai xu hướng chính, có thể coi như hai đối cực: đó là xu hướng thiên về nhịp điệu, và xu hướng thiên về ký hiệu”, trích trong bài 100 năm hội hoạ trừu tượng của Văn Ngọc

Theo Thể Thao và Văn Hóa

5 Tác Phẩm Nghệ Thuật Đắt Giá Nhất Lịch Sử
Thanh Bình 1. Tượng L'Homme qui marche I CNN cho biết, tuần vừa rồi, bức tượng bằng đồng của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Alberto Giacometti đã lập kỷ lục mới cho tác phẩm nghệ thuật đắt nhất trong lịch sử, khi được mua với giá 104,3 triệu USD tại phiên đấu giá của nhà Sotheby's, London. Nhà Sotheby's cho biết bức tượng được bán cho một người mua giấu tên. Người này đã hào phóng trả cái giá cao gấp 4-5 lần so với dự tính ban đầu của nhà tổ chức. Bức tượng có tên "L'Homme Qui Marche I" ("Người đi...
"Giai Điệu Mùa Xuân"
Như lời chào mừng năm mới, Phương Mai Gallery phối hợp cùng HSBC và nữ họa sĩ Văn Dương Thành cùng tổ chức cuộc triển lãm mang tên Giai Điệu Mùa Xuân . Với mười tám bức tranh sơn mài, sơn dầu & acrylic, được nữ họa sĩ kiều bào Văn Dương Thành khắc họa những ấn tượng về Hà Nội nói riêng và nét đẹp của quê hương Việt Nam nói chung. VDT-Thiếu nữ & hoa sen Sơn dầu & acrylic -2012 Sự hài hòa, thanh bình và vui tươi là chủ đề chính trong những tác phẩm nổi...
Cuối Năm, Nhộn Nhịp Phòng Tranh
Cuối năm, nhộn nhịp phòng tranh TT - Gần cuối năm, không hẹn mà gặp, các phòng tranh ở TP.HCM liên tục có sự hiện diện của họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành. Đó là triển lãm Màu mưa Huế của ba họa sĩ đến từ Huế: Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Nhường (tại phòng tranh Phương Mai); triển lãm Cửa của họa sĩ đến từ Đồng Tháp Trần Công Hiến (tại Hội Mỹ thuật TP.HCM); triển lãm Đàn bò một con của họa sĩ trẻ quê Thanh Hóa Nguyễn Thế Dzung (tại Cactus Contemporary Art Gallery); triển lãm Mùa gặt của...
“Màu Mưa Huế” Ở Phương Mai
VỚI BA MƯƠI LĂM TÁC PHẨM TRONG TRIỂM LÃM MÀU MƯA HUẾ , BA HỌA SĨ ĐẶNG MẬU TỰU, PHAN THANH BÌNH VÀ LÊ NHƯỜNG ĐÃ MANG ĐẾN PHƯƠNG MAI GALLERY (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1, TP. HỒ CHÍ MINH- TỪ 27-11 ĐẾN 4-12-2011) NHỮNG CUNG BẬC SẮC MÀU RIÊNG BIỆTCỦA HỘI HỌA ĐẤT CỐ ĐÔ. Lấy tên gọi Màu mưa Huế bởi theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, triển lãm được khai mạc ở sài Gòn vào lúc Huế đang mùa mưa. Có thể hiểu đây là một cách biểu thị tình yêu đối với Huế và với cả mùa mưa dầm xứ Huế, mà theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu thì...
Triển Lãm Tranh Về "Đặc Sản" Mưa Huế
TT&VH) - Festival Huế 2012 sẽ chọn mưa như một thứ đặc sản để chào đón du khách thập phương. Hôm qua (27/11), tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), đã khai mạc triển lãm Màu mưa Huế với 35 họa phẩm của ba họa sĩ đến từ Cố đô...
“Màu Mưa Huế” Trong Ánh Nắng Sài Gòn
Màu Mưa Huế trong ánh nắng Sài Gòn Vào mùa này, những cơn mưa lớn nhỏ đang nối đuôi nhau rả rích ở Huế. Mưa buồn đến da diết, não nề, như làm ngưng đọng thời gian và ngăn trở mọi sinh hoạt ngoài trời. Mưa khoác cho Huế một vẻ trầm mặc, xao động đến nao lòng,... Hãy tưởng tượng, nếu một vài tháng liên tiếp không có mưa thì Huế sẽ ra sao nhỉ ? Mọi người sẽ thắc mắc ông trời sao lạ rứa! . Nói thế để hiểu, Huế gần như mưa quanh năm, chỉ khác chăng là mưa ít mưa nhiều mà thôi. Cũng vì mưa nhiều...
Xem Tranh Sơn Mài Của Dương Tuấn Kiệt
Xuân Nguyên PNO - Từ một thợ vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim, Dương Tuấn Kiệt đã chăm chỉ sáng tác để trở thành một họa sĩ tài năng được giới chuyên môn đánh giá cao. Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt sinh năm 1940 tại Tân An (Long An). Năm 1959, vì yêu thích hội họa, ông theo học 1 năm dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Nhưng không đủ khả năng tài chính để học tiếp, ông chuyển sang vẽ phông cho các rạp chiếu bóng Sài Gòn như Đại Nam, Kinh Thành, Nguyễn Văn Hảo… và các gánh cải lương....
Họa Sĩ Huy Thanh Triển Lãm Tranh Thủy Mạc Phật Giáo
Họa sĩ Huy Thanh triển lãm tranh thủy mạc Phật giáo PHẠM THƯ CƯU TT - Trong khuôn khổ lễ hội Quán Thế Âm, một lễ hội văn hóa truyền thống Phật giáo của vùng Quảng Nam - Ðà Nẵng, từ ngày 21 đến 23-3 (tức 17 đến 19-2 âm lịch) tại Ngũ Hành Sơn, TP Ðà Nẵng, họa sĩ Huy Thanh sẽ trưng bày 32 bức tranh và thư pháp mang chủ đề Ánh trăng thiền. Tác phẩm Xem hoa đào ngộ đạo của họa sĩ Huy Thanh 32 bức thư pháp và tranh thủy mạc với chất liệu lụa, mực nho, sơn dầu... mang đậm sắc thái thiền, tượng...
4 Cuộc Triển Lãm Mỹ Thuật Mừng Ngày 8/3
H. Nhân (TT&VH) - Hôm qua 2/3, tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1) đã khai mạc triển lãm Niềm vui tháng 3 với sự tham gia của 7 nữ họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Hứa Diệu Nữ, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan. Cả 7 nữ họa sĩ này gặp nhau trong Niềm vui tháng 3 theo lời mời của gallery Phương Mai với riêng từng người. Trước đó, ngày 1/3, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc triển lãm Sài Gòn Xuân với sự góp mặt của 57 nữ họa sĩ. Có thể nói đây là cuộc triển...
Nhà Sưu Tập Lê Thái Sơn:“Giới Doanh Nhân Là Yếu Tố Quan Trọng Để Thị Trường Mỹ Thuật Việt Nam Phát Triển”
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn: Giới doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển Chú thích hình DÙ CHỈ TỰ NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI MÊ TRANH NHƯNG LÊ THÁI SƠN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT NHÀ SƯU TẬP TRẺ CÓ TÂM HUYẾT, CÓ KIẾN THỨC VÀ LÒNG YÊU MẾN TÁC PHẨM CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌA SĨ TRONG NƯỚC. LÊ THÁI SƠN CÓ NIỀM TIN RẰNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI. Lê Thái Sơn thuộc thế hệ những người sưu tập tranh trẻ nhất ở Việt Nam. Khi được hỏi, đã có một...
Sắc Màu 8 Tháng 3
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 3 THÁNG 3 NĂM NAY, TẠI TP.HỒ CHÍ MINH DIỄN RA MỘT LOẠT TRIỂN LÃM TRANH CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ Ở SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI. CHƯA BAO GIỜ CÁC CÂY CỌ NỮ LẠI CÓ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG ĐÔNG VUI NHƯ VẬY. Mở đầu là triển lãm của Câu lạc bộ mỹ thuật nữ tại trụ sở Hội Mỹ Thuật thành phố( 218A Pasteur, quận 3, khai mạc ngày 1/3); đây là hoạt động định kỳ không thể thiếu của một câu lạc bộ nghề nghiệp có số thành viên vượt trội so với nhiều câu lạc bộ mỹ thuật khác.
Triển Lãm Nghệ Thuật "Niềm Vui Tháng 3"
Niềm vui tháng 3 H.Lan Chú thích hình Triển lãm Niềm vui tháng 3 của nhóm hoạ sĩ nữ Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan, Hứa Diệu Nữ diễn ra vào đúng dịp Quốc tế phụ nữ 8/3. Có lẽ vẫn còn vương vấn với không khí Tết cổ truyền nên Niềm vui tháng 3 mang nhiều sắc xuân, sinh động và vui tươi. Hoạ sĩ Bạch Lan trung thành với phong cách Tân cổ điển, tạo nên những nốt trầm đầy rung động và sâu lắng, đầy bất ngờ và cũng rất táo bạo với những cô gái khỏa...
Ký Ức, Lá & Hoa Của Tôn Thất Bằng
Hồng Sơn Tác phẩm Ngày đó bên nhau của Họa sĩ Tôn Thất Bằng Nhạc sĩ - họa sĩ đến từ Đà Nẵng Tôn Thất Bằng vừa xông đất mở hàng đầu năm cho gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) bằng một triển lãm tươi rói sắc xuân với chủ đề Ký ức, lá và hoa. Những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên trong tranh của Tôn Thất Bằng như đồng xu gieo quẻ, hình bào thai khởi đầu sự sống, những chiếc lá, hoa… đã đóng dấu thương hiệu cho tranh của anh. Theo nhà văn nhà phê bình Đặng Tiến, tranh Tôn...
Miền Ký Ức Của Tôn Thất Bằng
Từ ngày 20-28.2 tại Gallery Phương Mai (Q.1- TP.HCM) diễn ra triễn lãm tranh của họa sĩ Tôn Thất Bằng, mang chủ đề ký ức: Lá và Hoa… Sinh năm 1963 tại Quảng Trị. Lớn lên và sinh sống tại Đà Nẵng. Mang 36 bức tranh sơn dầu và một cây đàn ghi-ta vào TP. HCM trong những ngày đầu năm 2011, Tôn Thất Bằng muốn kể lại cho những ngừơi yêu tranh ở phía Nam nghe những hoài niệm luôn ám ảnh tâm trí anh, về một thời thơ ấu ở vùng quê Quảng Trị
Tôn Thất Bằng- Ký Ức : Lá Và Hoa
Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng. Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho...
Triển Lãm Nghệ Thuật : " Ký Ức: Lá Và Hoa"
Triển lãm nghệ thuật " Hoài niệm: Lá và Hoa" Của họa sĩ Tôn Thất Bằng Thời gian :20/2 28/2, 2011 Tại : Phòng tranh Phương Mai Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Hoạ sĩ trên Qua trang web sau:...
Robert Mihagui: Vẽ Để Tìm Bóng Mẹ Việt Nam
(TT&VH) - Họa sĩ Robert Mihagui mang hai dòng máu, cha người Pháp, mẹ người Việt. Ông sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, năm 13 tuổi ông theo cha về Pháp nhưng nỗi nhớ quê mẹ chưa bao giờ nguôi. Năm 1998, ông về Việt Nam để đi du lịch, ông thấy Việt Nam, nhất là Sài Gòn vẫn còn nhiều nét thân quen như thuở nhỏ ông từng sống nơi đây trước khi sang Pháp, nên quyết định thường xuyên về. Kể từ đó, mỗi năm ông sống ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Hơn 10 năm đi tìm mẹ Sống trong cảnh cũ, Robert càng nhớ...
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG CỦA ROBERT MIHAGUI
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG ĐÔNG VÀ TÂY CỦA HỌA SĨ ROBERT MIHAGUI GỒM 30 BỨC TRANH SƠN DẦU THEO PHONG CÁCH TRỪU TƯỢNG LÀ TRIỂN LÃM CUỐI CÙNG KHÉP LẠI CUỐI NĂM 2010 CỦA GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1,TP.HỒ CHÍ MINH, TỪ 12-20/12). Từ năm 2006 đến nay, đây là lần thứ ba Robert Mihagui tổ chức triển lãm cá nhân tại Việt Nam, quê mẹ của ông. Họa sĩ sinh năm 1945, Phú Thọ là nơi ông sinh ra và sống đến năm 13 tuổi, sau đó theo cha sang Pháp định cư. Nơi ông có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa...
Triển Lãm "Sắc Màu Quê Hương: Đông & Tây"
(TT&VH) - Triển lãm của họa sĩ Robert Mihagui - một người Pháp gốc Việt đang diễn ra tại phòng tranh Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với 30 tranh sơn dầu vẽ phong cảnh theo khuynh hướng trừu tượng. Robert Mihagui sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, ông học hội họa từ năm 1961 đến 1964 tại Pháp. Mỗi năm, Robert Mihagui thường dành 6 tháng về Việt Nam để tìm hiểu văn hóa Việt và vẽ tranh.
Triển Lãm Của Lý Trực Sơn, Đào Châu Hải: Một Ngày Suy Tưởng
(TT&VH) - Chiều qua 11/12, tại Viet Art Centre đã khai mạc một triển lãm kỳ lạ ghép đôi điêu khắc - hội họa của hai tác giả tuổi trung niên nhưng lão thành trong nghề nghiệp: họa sĩ Lý Trực Sơn (sinh năm 1949) và nhà điêu khắc Đào Châu Hải (1955). Triển lãm có tên Không vô can và Ballad Biển Đông (kết thúc ngày 16/12). Lý do trực tiếp, quan trọng dẫn tới triển lãm lạ lùng này: Giữa năm vừa rồi, họ có một chuyến ra thăm Trường Sa… TT&VH xin giới thiệu bài viết của họa sĩ, nhà phê bình Phan...