• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM

Triển lãm của Lý Trực Sơn, Đào Châu Hải: Một ngày suy tưởng

Phan Cẩm Thượng

 

 (TT&VH) - Chiều qua 11/12, tại Viet Art Centre đã khai mạc một triển lãm kỳ lạ ghép đôi điêu khắc - hội họa của hai tác giả tuổi trung niên nhưng lão thành trong nghề nghiệp: họa sĩ Lý Trực Sơn (sinh năm 1949) và nhà điêu khắc Đào Châu Hải (1955). Triển lãm có tên Không vô can và Ballad Biển Đông (kết thúc ngày 16/12). Lý do trực tiếp, quan trọng dẫn tới triển lãm lạ lùng này: Giữa năm vừa rồi, họ có một chuyến ra thăm Trường Sa… TT&VH xin giới thiệu bài viết của họa sĩ, nhà phê bình Phan Cẩm Thượng về triển lãm này.
Trừu tượng 2 (Lý Trực Sơn,
màu tự nhiên trên giấy dó, 2010)
1.Không như những triển lãm khác, người ta sẽ nhìn vào hai người nổi tiếng xem họ có gì mới hơn không, hay là cái cũ cũng được, nhưng phát triển có chiều sâu và hệ thống. Đó là cái nhìn sẽ khắt khe, nhưng tất yếu, nghệ thuật đòi hỏi như vậy với những người theo đuổi và nổi đình đám với nó.

Đây là hai người luôn muốn sống trong đời sống hoàn toàn là nghệ thuật, không phải là cái gì khác, tự họ cũng khắt khe với đồng nghiệp, nghề nghiệp, nhất là với một nền nghệ thuật còn hoạt động rất nghiệp dư, đơn lẻ, thiếu sự liên kết giữa các nghệ thuật và quan hệ mật thiết giữa nghệ sĩ các ngành khác nhau. Cái mâu thuẫn giữa hoàn cảnh sống và nhu cầu sáng tác thực ra đã được giải quyết, ai cũng đủ phương tiện hành nghề, có xưởng vẽ, không quá lo lắng đến cơm áo gạo tiền, nhưng hình như chẳng ai thấy thế là đủ, ai thấy đủ thì mãn nguyện tự dừng nghệ thuật của mình. Nghệ thuật Việt Nam có đủ năng lực để đạt những đỉnh cao, nhưng đối với trường nghệ thuật quốc tế, nó dừng lại ở mức độ phản ảnh đời sống văn hóa. Khi thời điểm giao lưu bắt đầu bằng văn hóa qua đi, nghệ thuật không đẩy sâu được vào thị trường lớn, rồi tự lụi tàn trong rất nhiều quan hệ quốc tế đã có cơ sở tốt đẹp.

Người ta trông chờ ở hai ông không chỉ đứng ở nơi cái mới hình thành, đồng tình với nó, và nếu có thể thì là những người dẫn dắt thế hệ trẻ.

 

Hai mươi năm trước, khi Nguyễn Trung mới ngoài 50 và mới phát triển hội họa trừu tượng, ông than với tôi rằng: Đáng nhẽ ở lứa tuổi 50, 60 người ta phải là những người đi đầu trong các trường phái mới (như ở phương Tây), thì ở ta lại là những người phản đối cái mới và thế hệ trẻ.

Các ngôn ngữ trừu tượng, rồi sắp đặt, trình diễn... ban đầu đều gặp khó khăn để được chấp nhận, rồi sau đó cũng nhanh chóng hòa nhập vào đời sống nghệ thuật chung, nhưng lớp bảo thủ vẫn nguyên như thế, được bổ sung thêm bởi những người già mới và những người trẻ nhưng chóng già nua. Khi sự quản lý nghệ thuật trở nên lỏng lẻo so với thời bao cấp, sự tự chịu trách nhiệm tăng lên, những thế hệ sinh năm 1980, 1990, và không bao lâu nữa là thế hệ sinh năm 2000, tự hình thành một không gian nghệ thuật mới, chỉ có thể gọi là nghệ thuật thị giác, chứ ranh giới giữa các ngôn ngữ và chất liệu không quan trọng nữa.  

2. Đào Châu Hải đã thành công với những nhóm điêu khắc trẻ của ông, liên tục bày triển lãm 5 năm gần đây. Họ thoát hẳn ra khỏi ngôn ngữ tả thực, chất liệu đơn thuần, không gian tượng tròn và hình thể con người đơn thuần. Những điều đó chưa được ly khai nhưng không còn chi phối nữa. Tức là điêu khắc với quan niệm truyền thống, dù là truyền thống cổ điển phương Tây hay truyền thống Á Đông cũng hết khả năng về ngôn ngữ so với nhu cầu và quan niệm về điêu khắc đương đại, tính đến cả Henry More và Brancusi. Điêu khắc đương đại Việt Nam đi sau một nhịp so với hội họa, nhưng nó lại tiến đến bản chất nghệ thuật gần hơn, và không bị (hay không được) thương mại hóa.
Sóng 2 (Đào Châu Hải, sắt, 2010)

 

 

Đào Châu Hải đóng góp tích cực cho công việc này, và luôn dẫn đầu bởi sáng tác bất ngờ, chẳng hạn như bức tượng - cái nhà - đường hầm sóng ở Đồ Sơn. Rồi những tác phẩm Đe sắt lớn, những bức tượng Tứ pháp chất liệu tổng hợp. Trong sáng tác, Đào Châu Hải là con người ngông nghênh, chơi sang, thích sự đồ sộ và ấn tượng mạnh. Những bức tượng lấy cảm hứng từ sóng biển và cuộc sống ở Trường Sa lần này cũng nằm trong cái tính cách đó. Chúng không phải là ẩn dụ nghệ thuật, mà là sự phô diễn cái cảm giác vừa sâu vừa mạnh, vừa trắng trợn, không quan tâm đến thẩm mỹ là gì.  

3. Lý Trực Sơn vẫn là một họa sĩ nề nếp, bước thong thả và ngạo mạn trong lòng. Sơn mài là cơ sở cho thành công của ông, khi ông có thể tự hào là người nắm được những bí quyết chính yếu nhất của hội họa sơn mài. Phần còn lại phó mặc cho số phận thôi.

Khi ông sang Tây, có nữ họa sĩ cho ông tất cả các đồ vẽ sang trọng, mua từ các cửa hàng dành cho nghệ sĩ chuyên nghiệp, rồi cô nọ đi tìm những màu sắc trong cây cỏ đất đá. Lý Trực Sơn sau này mới hiểu được đó là sự vứt đi các phương tiện thiếu tự nhiên với nghệ thuật, mà quay lại với con đường xưa cũ nhưng biểu cảm tốt nhất cái con người nguyên sơ. Ông chế màu từ đất đá, cây cỏ, miễn là có thể, cái đó thì đầy rẫy trong một khu vườn ngoại ô, tuy màu sắc của chúng là vô định không hề theo ta, không đủ bảng màu, nhưng phong phú theo kiểu tự nhiên của chúng.

Cảm giác về bề mặt màu của tấm sơn mài, cũng theo ông vào việc dùng màu nước chiết xuất từ cây cỏ tự nhiên, ngay cả sự tương đồng giữa trừu tượng vẽ trên giấy dó và trừu tượng sơn mài. Người vẽ không sợ hỏng, không lo mình vẽ gì, không nghĩ đến ai xem, ai đánh giá, không cần giá trị, không mới cũng không cũ... đó chỉ là mình tự biết như vậy, tự là như vậy.

Tôi cũng không làm cái việc đánh giá hai ông vào mức độ nào. Tôi thấy họ sống với nghệ thuật như người có đạo sống có đời sống tôn giáo thường nhật. Họ có thể có những tác phẩm hay hoặc dở, ta thích hay không thích, nhưng chắc chắn đó là hai người nặng lòng với nhân thế, cũng được quy định bởi cái khuôn mẫu văn hóa Việt, và cách này hay cách khác muốn thoát khỏi nó, hoặc làm ra cái khác.
Phan Cẩm Thượng

Theo TT&VH

 

Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"