• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM

Một thế kỷ trừu tượng

Văn Ngọc

 

Chuyên đề: Hội họa trừu tượng 100 năm
Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm “giữ lại” những hình ảnh để nó “không đi vào” trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm...

Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux, 1890) của Van Gogh, Tiếng thét (Le Cri, 1893) của E.Munch, Ngựa trắng (Le Cheval blanc, 1898) của Gauguin, Những bông hoa loa kèn nước (Les Nymphéas, 1916) của Monet… là những phát xuất sớm của kỹ thuật và cái đẹp trừu tượng.

Về cột mốc 100 năm hội họa trừu tượng, nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm trừu tượng thực thụ là Thủy mặc trừu tượng (Aquarelle abstraite) mà Wassily Kandinsky (1866-1944) vẽ năm 1910. Ông chính thức bỏ chức giáo sư đi Munich học hội họa vào năm 1896. Năm 1908, sau khi vượt qua các yếu tố tượng trưng, tranh của Kandinsky dần đạt đến sự trừu tượng, mà loạt tranh Bố cục, ngẫu tác, ấn tượng đã thể hiện khá rõ.

Về sau cũng có nhiều ý kiến cho rằng kỹ thuật trừu tượng có bắt nguồn một phần từ tinh thần thiền tông và hội họa thủy mặc của Đông Phương. Xuất phát của nghiên cứu này vì Kandinsky đến từ Nga, ông là một nhà văn, người nghiên cứu và viết về mỹ thuật, trong đó có mỹ thuật của phương Đông trước khi vẽ trừu tượng. Bên cạnh đó, một bậc thầy trừu tượng khác là Hans Hartung (1904-1989), nhà tiền phong của nghệ thuật phi hình thể (Art Informel, còn gọi là Tachisme: chủ nghĩa vệt màu), người đã gặp Kandinsky ở Munich, qua Bắc Kinh học về thiền, trước khi vẽ tranh trừu tượng vào năm 1922.

Riêng hội họa trừu tượng ở Việt Nam, đến nay nhiều ý kiến vẫn tạm cho Tạ Tỵ (1921- 2004) là một họa sĩ tiền phong, khi những năm đầu của thập niên 1950 ông đã vẽ những bức tranh trừu tượng. Nếu cứ liệu về cột mốc này đúng, thì tính đến nay, hội họa trừu tượng Việt Nam đã có khoảng 60 năm lịch sử (?).
Tác phẩm Bùa (Le Talisman), 27 x 21.5cm, sơn dầu trên gỗ, 1888,
của Paul Sérusier, nay thuộc bảo tàng d’Orsay, ở Paris – được xem
là tác phẩm khởi hứng cho hội họa trừu tượng của phương Tây

 

 

(TT&VH Cuối tuần) - Người ta thích đặt sóng đôi những phát minh của vật lý lý thuyết và những phát kiến mỹ thuật châu Âu thập niên đầu thế kỷ 20. Một bên là những thuyết tương đối, thuyết lượng tử, quang điện… bên kia là các thứ “chủ nghĩa” mỹ thuật như lập thể, trừu tượng, biểu hiện… Đó là giai đoạn động đất, động trời làm đảo lộn, thay đổi tận gốc rễ, nền tảng của khoa học và nghệ thuật. Thế giới thay đổi hay cách lý giải và cách nhìn nó đã thay đổi?

Những bức tranh trừu tượng đầu tiên được quy ước là của họa sĩ Nga V.Kandinsky. Ông là tổng giám đốc đầu tiên của các bảo tàng ở Nga thời Xô-viết nhưng rồi đã lưu vong sang Đức, cầm đầu nhóm Kỵ sĩ xanh, ở đó, ông là giáo sư trường Bauhaus danh tiếng, một lý thuyết gia chiến đấu không mệt cho nghệ thuật mới bên các bậc thầy cự phách khác như P.Klee, Gropius, Le Corbusier… Từ những tranh phong cảnh vẽ theo kiểu dân gian, Kandinsky lược bỏ mọi yếu tố tả kể, vốn là xương sống của nghệ thuật cổ truyền, xóa bỏ mọi thứ giúp người xem nhận diện được các đối tượng mà họ cho là đã được họa sĩ mô tả. Chỉ còn lại các yếu tố hội họa thuần túy như màu, nét, khối, hòa sắc cùng không gian, nhịp điệu, kết cấu của các yếu tố thị giác nguyên thủy nhất. Vì vậy lúc đầu loại tranh này còn được gọi là hội họa không đối tượng, hội họa không hình, hội họa cụ thể, hội họa thuần túy… Bức tranh giờ đây không còn là cái cửa sổ để người xem nhìn qua đó thấy một cái gì đó ngoài nó. Nó không đại diện, môi giới, PR… cho cái gì nữa, nó chỉ là một đồ vật cụ thể. Người ta thưởng thức nó như bản nhạc không lời mà không đòi phải “hiểu” nó đang định thể hiện, mô tả, kể lể cái gì.
Tác phẩm Cực đen (Black Cirkle), 106.4 x 106.4 cm, sơn dầu trên bốn năm 1913,
của Kazimir Malevich, nay thuộc  Bảo tàng quốc gia Nga, đặt tại St.Petersburg

 

 

 

 

Cùng với sự phát triển ở Đức là chủ nghĩa kết cấu ở Nga với các nhà điêu khắc như Lizissky, Gabo… và một nhà tiền phong đơn độc là K.Malevich với trường phái mà ông tự đặt tên là trí thượng (Supremmatism, có nơi dịch là tối thượng – TT&VH). Sau khi quy các bộ phận thân thể những cô gái và ông già nông dân Nga thành các khối cơ bản như chóp, trụ, cầu, lập phương, tam giác… ông đi tới bức hình vuông, trong hình vuông chẳng có gì ngoài một hình vuông xám trong hình vuông trắng của khung vải vẽ.

Song song với Malevich ở Tây Âu có Mondrian đi từ triết xuất hình cây táo xum xuê, rườm rà thành các sơ đồ hình học, chỉ còn các nét tung, hoành và chéo, chia mặt tranh thành các hình vuông, chữ nhật và tam giác trong ba màu cơ bản: đỏ, vàng, lơ. Trừu tượng hình học đi tới tối giản về ngôn ngữ và triết lý. Nó gần như trùng với quan niệm thế giới được người họa sĩ thiền Nhật Bản là Sengai (thế kỷ 18) trong bức tranh chỉ có ba hình vuông, tròn, tam giác. Nó cũng không xa các thể hiện ngũ hành của Trung Hoa với ba màu vàng (trung tâm của hoàng đế), đỏ (Đông-mọi), lục (Nam-man), đen (Tây-rợ) và trắng (Bắc-di)…!



 
Tác phẩm Cánh đồng lúa mì với quạ (Les champs de blé aux corbeaux),
103 x 50cm, sơn dầu trên bố, 1890, của Van Gogh, nay thuộc Bảo tàng
Van Gogh ởAmsterdam – được xem là tiền thân của hội họa trừu tượng

 

 

Không thể phủ nhận rằng lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa trừu tượng đã trở thành nền tảng cho mỹ thuật hiện đại nói chung mà nơi ứng dụng nó triệt để nhất là design (thiết kế) và kiến trúc. Ngôi nhà chọc trời hình hộp đầu tiên bằng kính, bê tông, thép với các đường tung và hoành của Mies Van der Rohe (1951) là bức trừu tượng khổng lồ sẽ kéo theo cả “đàn khủng long kính thép” vô cảm sẽ xâm chiếm toàn bộ các đô thị hiện đại! Trong mọi đồ vật ta dùng hôm nay từ cái bút, cái ghế tới máy móc, xe hơi, thời trang… đều có dấu vết cây đũa điều khiển của lý thuyết trừu tượng.

Từ những năm 1960 sự “thống trị hà khắc” chủ nghĩa quốc tế và sự duy lý vô cảm của trừu tượng đã bị lên án. Lúc đó tại Mỹ xuất hiện phái “trường màu” (Colorfield) chỉ dùng các mảng màu thuần túy và đặc biệt mạnh là phái biểu hiện trừu tượng (Abstract Expressionism) khởi từ các bức tranh vẽ theo kiểu rắc màu và hành động ngẫu hứng- (Action painting). J.Pollock là người hùng tiền phong, chủ soái của phái này và cũng là biểu tượng đưa Mỹ lên vị trí cầm đầu nghệ thuật phương Tây cho tới gần đây. 

Ngày nay trừu tượng phổ biến khắp thế giới. Hầu như họa sĩ, nhà điêu khắc nào, ở đâu cũng có lúc vẽ trừu tượng và chỉ ở các trường mỹ thuật rất lạc hậu thì các lý luận nền tảng của nó mới không được giảng dạy. Loại tác phẩm bán trừu tượng (semiabstract) còn phổ biến hơn. Nó tạo dư địa rộng lớn giữa cái có hình và không hình, mô tả một cách ám chỉ, nơi chơi đùa giữa các yếu tố tạo hình thuần túy và các ám ảnh tâm lý hay các hình thể tượng trưng.

Bới tung nền tảng cũ, xây đắp nền móng mới trừu tượng đồng thời mở rộng biên giới của sáng tạo thị giác như một thể loại mới.
100 năm trừu tượng có lẽ đã kết thúc một vòng đời: từ tiên phong tới cổ điển. 

 

Khái niệm trừu tượng

“Nghệ thuật trừu tượng có thể được dùng theo nghĩa rộng nhất để chỉ bất cứ nghệ thuật nào không thể hiện những đối tượng dễ nhận biết (thí dụ như nghệ thuật trang trí), nhưng thường được dùng nhiều nhất cho các hình thức nghệ thuật của thế kỷ 20, trong đó quan niệm nghệ thuật truyền thống châu Âu, như sự mô phỏng thiên nhiên chẳng hạn, bị gạt bỏ. Mặc dầu nghệ thuật trừu tượng hiện đại đã phát triển trong rất nhiều phong trào và “chủ nghĩa”, ta có thể nhận thấy 3 khuynh hướng cơ bản, trong đó: 1) giảm bộ mặt thiên nhiên tới mức tối thiểu, nghĩa là những hình thức được đơn giản hóa triệt để, điển hình là tác phẩm của Brancusi; 2) xây dựng đối tượng nghệ thuật từ những hình thức phi biểu hình cơ bản, như trong các phù điêu của Ben Nicholson; 3) sự diễn đạt “tự do” theo ngẫu hứng, như trong hội họa động tác (action painting)”, theo Từ điển mỹ thuật (NXB Văn hóa thông tin, 3/1998) do Lê Thanh Lộc biên soạn.

“Hội họa trừu tượng, trải qua nhiều bước thăng trầm kể từ khi ra đời, có thể được phân ra làm ba giai đoạn chính: giai đoạn đầu (1908- 1920) với một số họa sĩ có thể đếm trên đầu ngón tay, phong cách trừu tượng hình học thuần túy, có: Mondrian, Theo Van Doesburg, Malevitch, Albers...; phong cách biểu tượng trừu tượng, có : Kandinsky, Franz Marc; phong cách lập thể trừu tượng, có: Fernand Léger, Delaunay, Marcel Duchamp...; phong cách vị lai trừu tượng, có nhóm các họa sĩ Ý: Umberto Boccioni, Severini, Balla...; chuyển từ ấn tượng sang trừu tượng, có nhóm các hoạ sĩ người Nga: Michel Larionov, Natalia Gontcharova… Kịp đến những năm sau đại chiến thứ hai, ở Mỹ và Âu châu, mới lại có một sự nở rộ của hội họa trừu tượng với những tên tuổi mới, như : Jackson Pollock, với phong cách dripping, Frank Kline, Rothko, Reinhardt... (Mỹ) và Hartung, Soulages, Vedova... (Âu châu). Trong nền hội họa trừu tượng đương đại, có thể phân biệt được nhiều xu hướng và nhiều phong cách, nhưng nhìn chung, vẫn là xuất xứ từ những phong cách kể trên. Có điều, bên trong các phong cách đó, người ta phân biệt được thêm hai xu hướng chính, có thể coi như hai đối cực: đó là xu hướng thiên về nhịp điệu, và xu hướng thiên về ký hiệu”, trích trong bài 100 năm hội hoạ trừu tượng của Văn Ngọc

Theo Thể Thao và Văn Hóa

“ Không Gian Sống" Của Họa Sĩ Lê Thánh Thư
Chú thích hình Với triển lãm không gian sống , họa sĩ Lê Thánh Thư là người khép lại một năm hoạt động đều đặn và khá thành công của Gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh). Cả thảy 35 bức tranh sơn dầu và Acrylic được Lê Thánh Thư vẽ trong những năm gần đây có lẽ tạm đủ để người xem nhận biết được một diện mạo nghệ thuật có cá tính. Khởi đầu sự nghiệp nghệ thuật bằng thơ rồi chuyển sang vẽ tranh, Lê Thánh Thư đã trải qua những tháng ngày thật ngặt nghèo để có thể...
Họa Sĩ Lê Thánh Thư: "Hội Họa Đã Cứu Rỗi Tôi"
PN - "Trở đi mắc sông/Trở lại mắc núi/Em trở về ngắt quãng ngày tôi xanh lại đọt chuối/Lá lao linh biếc cả trời chiều ẻo lả/Em đuổi nắng rừng rực đi/Em dồn mưa dai dẳng lại/Bao muộn phiền ngoi ngóp trước hiên nhà/Ngày im ỉm đóng/Tôi lẳng lặng ngồi không..." Giữa cuộc trò chuyện về triển lãm tranh mới nhất của mình, nhắc đến thơ, Lê Thánh Thư cao hứng đọc lan man những câu thơ mới viết. Thơ anh cũng như tranh anh, đều gây ấn tượng đặc biệt với người nghe, người xem. PV:Với loạt tranh mang...
Lê Thánh Thư “Khai Mạc” Giáng Sinh
(TT&VH) - Triển lãm Không gian sống của Lê Thánh Thư khai mạc lúc 10h ngày 24/12 tại phòng tranh Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM rất đáng được chú ý, không phải vì nó khai mạc trước đêm Giáng sinh, mà bởi cái cách mà họa sĩ này nhìn về cuộc sống. Trong đời sống ngày càng chật chội, họa sĩ này đã chọn cách giản lược các đường nét đến mức biến thành những nhân dạng hình dung. Những cư dân đô thị xem tranh Lê Thánh Thư dễ dàng nhận ra một phần của mình trong đó, nhưng tác giả lại...
“ Không Gian Sống” Của Lê Thánh Thư
Khi chọn chủ đề của tranh là không gian sống, chắc chắn Lê Thánh Thư đã chọn cho mình một hướng sáng tác, đã xác định thái độ và mối quan hệ của anh, người nghệ sĩ, đối với cuộc sống. Triển lãm không gian sống khai mạc lúc 10 giờ ngày 24 tháng 12 tại phòng tranh Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM.
Ra Mắt Sách Song Ngữ Của Thái Bá Vân
(TT&VH) - 19h tối qua, 16/12, những người thân trong gia đình cố nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân cùng với những người biên soạn cuốn Tiếp xúc với nghệ thuật của ông đã tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách này nhân 10 năm ngày mất của ông (1999-2009) tại Viet Art Center 42 Yết Kiêu (HN). Cuốn sách Tiếp xúc với nghệ thuật (In Touch With Art) do NXB Mỹ thuật ấn hành tập hợp những bài viết chủ yếu về nghệ thuật của Thái Bá Vân thực ra đã được xuất bản và ra mắt công chúng cách đây 11 năm...
Sách Của Thái Bá Vân Dạy Tôi Yêu Mến Nghệ Thuật Và Nghệ Sĩ
(TT&VH) - Nhà nghiên cứu mỹ thuật Thái Bá Vân ra đi đã 10 năm, nhưng cuốn sách Tiếp xúc với nghệ thuật của ông in từ 11 năm trước vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Và không phải ngẫu nhiên, buổi ra mắt phiên bản mới in song ngữ cuốn sách này vào tối 17/12 được xem là một sự kiện mỹ thuật . Chúng tôi có cuộc trò chuyện với nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn, người khởi xướng, và cấp kinh phí cho việc tái bản cũng như tham gia biên tập lại cuốn sách của nhà phê bình tài hoa đã quá cố... Chú thích hình Chú...
Triển Lãm Tranh Sơn Dầu
"Không gian sống" của Họa sĩ Lê Thánh Thư. Thời gian : 24/12 31/12, 2009 .Tại : Phuong Mai Art Gallery Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 .Quí vị có thể xem tranh của họa sĩ Lê Thánh Thư qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn ...
Việt Nam Dự Triển Lãm Nghệ Thuật Quốc Tế Châu Á
Chú thích hình (TT&VH) - Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế châu Á lần thứ 24 sẽ khai mạc lúc 10h sáng nay (20/11, mở cửa đến 31/1/2010) tại Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia Malaysia với sự tham gia của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á gồm: Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Mông Cổ, Ma Cao (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam. Triển lãm giới thiệu 205 tác phẩm của 205 nghệ sĩ. VN là nước đã tham gia triển lãm quan trọng này từ năm 1995 (lần thứ 10 tại...
8 Họa Sĩ Mừng Xuân Sớm
TT - Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa khai mạc triển lãm tranh mang tên Xuân của tám họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Lý Khắc Nhu, Nguyễn Thế Hùng, Cao Thị Ðược, Trần Quang Dinh, Huỳnh Phương Thị Ðài Trang, Nguyễn Hoàng Thịnh Trị và Ðỗ Minh Hiếu. Chú thích hình Có thể nói đây là phòng tranh đa thế hệ, đa phong cách và đa ngôn ngữ với 150 tác phẩm đủ các chất liệu, còn đề tài hầu hết xoay quanh chủ đề mùa xuân với phong cảnh ngày mùa, tết, chợ hoa, xe hoa, cổng làng, đoàn tụ... Triển lãm mở cửa đến...
Triển Lãm "& Tôi" Của Lê Văn Nhường
TT - Họa sĩ Lê Văn Nhường vừa đem từ Huế vào TP.HCM 23 bức tranh sơn dầu để giới thiệu với bạn bè, đồng nghiệp và công chúng yêu tranh trong triển lãm cá nhân mới nhất của anh, với chủ đề & Tôi (từ 7 đến 15-11-2009, tại gallery Phương Mai, 129B Lê Thánh Tôn, Q.1). Loạt tranh của Lê Văn Nhường đợt này được chia làm hai mảng rõ rệt. Một là mảng tranh trừu tượng thiên về chuyển động, còn lại là mảng tranh siêu thực tự trào.
Họa Sĩ Lê Văn Nhường "& Tôi"
"& Tôi" là chủ đề cuộc triển lãm tranh cá nhân lần thứ nhì của họa sĩ Lê Văn Nhường (từ 7 - 15/11/2009 tại gallery Phương Mai - 129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM). Nếu cuộc triển lãm cá nhân lần đầu tiên của họa sĩ cách đây 10 năm được xem như sự ra mắt của Lê Văn Nhường với giới mỹ thuật và người thưởng ngoạn thì "& Tôi" lần này, là một sự khẳng định tự tin của anh với phong cách và dấu ấn riêng.
Triển Lãm Tranh "& Tôi"
Triển lãm tranh của Họa sĩ Lê Nhường.Thời gian : 07/11 15/11, 2009. Tại : Phuong Mai Art Gallery. Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1. Quí vị có thể xem tranh của họa sĩ Lê Nhường Qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn
Giá Tranh Của Lê Phổ Vào Top 5 Đông Nam Á
(TT&VH) - Theo vựng tập vừa công bố của nhà đấu giá Sotheby s tại Hong Kong thì tác phẩm Cô gái với khăn quàng cổ xanh của Lê Phổ đã được xếp vào Top 5 có giá sàn cao nhất ở hạng mục Tranh hiện đại và đương đại Đông Nam Á (Modern and Contemporary Southeast Asian Paintings). Với giá từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đô la Hồng Kông (HKD), tương đương 100 - 120 ngàn đô la Mỹ (USD), tác phẩm của Lê Phổ chỉ xếp sau bức Những con ngựa chiến của Lee Man Fong với giá từ 1,5 đến 2,5 triệu HKD, và bức Hai...
Chặng Mới Của Hoàng Đăng Nhuận
Sau hơn năm tháng bị tai biến, họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận đang dần hồi phục. Ý thức sống là sáng tạo đã thôi thúc người nghệ sĩ. Và như vậy, toan đang căng trở lại, màu cũng đã sẵn sàng. Đâu như Albert Camus trong cơn bệnh có nói: Bệnh tật là một dòng tu kín . Hy vọng rằng trong ngọn lửa sáng tạo nhen lên lần này, Hoàng Đăng Nhuận có thêm nhiều trải nghiệm mới trong dòng tu kín của mình. Chú thích hình Đầu những năm 1970, ở Đà Lạt có một gã họa sĩ đi từ Huế đến. Những nét hoang dã và văn minh...
Tranh Việt (Bài 1): Cái Gì Cũng Có Thể Đấu Giá?
Tranh Việt (Bài 1): Cái gì cũng có thể đấu giá? Chú thích hình Tranh Việt & thị trường đấu giá quốc tế Trong một vài năm gần đây, tại khu vực châu Á, Hội chợ Nghệ thuật quốc tế Hong Kong (Hong Kong International Art Fair - ART HK) là một sự kiện nghệ thuật quan trọng và khá đình đám. Năm 2009, ART HK 09 diễn ra từ ngày 14-17/5, đã thu hút hơn 110 gallery của khoảng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến tham dự. Hội chợ cũng đã thu hút khoảng 30 ngàn du khách, thu về hơn 1 tỷ USD từ tiền vé, tiền...
Lương Trường Thọ Với "Tour Nước Mỹ”
Tình xuân Sau một cuộc tuyển chọn khá gắt gao, họa sĩ Lương Trường Thọ của Việt Nam vừa được công nhận là hội viên ở cấp độ master của World Art Foundation (WAF), một tổ chức của các họa sĩ chuyên nghiệp có trụ sở tại California (Hoa Kỳ). Trước khi là thành viên của WAF, họa sĩ Lương Trường Thọ (61 tuổi, tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Gia Định) đã được gia nhập Câu lạc bộ nghệ thuật California và Câu lạc bộ nghệ thuật Exotic Hamburg (Đức). Giấc mê Với khẩu hiệu hành động Chúng ta là những người...
Ở Nhà Trọ Chục Đô, Mua Tranh Ngàn Đô!
Yukio Ogushi (TT&VH) - Có khoảng 20 năm kinh nghiệm và khoảng 15 lần đến Việt Nam lưu trú nhiều tháng liên tục, ông Yukio Ogushi (sinh 1943) đã sưu tập được khoảng 250 bức tranh, và đã tổ chức cho các họa sĩ vài triển lãm tại Nhật, Thái Lan và Việt Nam. Vậy nhưng ông không thích mọi người gọi mình là nhà sưu tập, người giám tuyển, người môi giới… nghệ thuật. Không dùng điện thoại, internet, trên hành trình độc đạo, ông chỉ có một nguyên tắc duy nhất để làm việc là trực tiếp đến gặp các họa...
Trao Giải & Triển Lãm Mỹ Thuật Khu Vực 6 - TP.HCM
TT - Kết quả giải thưởng năm 2009 của các họa sĩ TP.HCM vừa được công bố trong triển lãm mỹ thuật khu vực 6 khai mạc sáng 25-8, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Giải A đã được trao cho tác phẩmTình nguồn (ảnh) của họa sĩ Lương Quốc Thắng. Giải B là tác phẩm Âm vang đại ngàn (Hồ Minh Quân) và Sức sống (Trần Văn Hải). Giải C thuộc về tác phẩm Mưa (La Như Lân), Bên nếp giành xưa (Nguyễn Thanh Mai) và Luật mới (Lim Khim Katy). Triển lãm mỹ thuật khu vực 6 - TP.HCM lần này có số lượng tác phẩm tham...
Họa Sĩ Uyên Huy Có Tranh Bán Đấu Giá Được 135 Triệu Đồng
Họa sĩ Uyên Huy (TT&VH) - Tối 10/8, tại Nhà hát TP.HCM đã diễn ra buổi bán đấu giá tranh gây quỹ giúp nạn nhân chất độc da cam. Có 3 tác phẩm được đấu giá lần này: 1 bức thủy mặc của một họa sĩ người Hoa, 1 bức do các nạn nhân da cam thực hiện và 1 của họa sĩ Uyên Huy. Kết quả, tranh thủy mặc được bán với giá 50 triệu đồng, tranh của các nạn nhân da cam có người mua 500 triệu đồng và tranh của họa sĩ Uyên Huy được bán 135 triệu đồng. Họa sĩ Uyên Huy là Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM. Sau khi...
Hơn 200 Họa Sĩ Cùng Chung Triển Lãm Tại TP HCM
Hơn 200 tác phẩm của hàng trăm họa sĩ, điêu khắc gia đã hội ngộ về không gian Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM trong một cuộc triển lãm quy mô lớn, báo cáo kết quả 3 tháng tham gia trại sáng tác do hội mỹ thuật TP tổ chức. Năm 2009, Hội mỹ thuật TP tổ chức 10 trại sáng tác cho các hội viên. Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6, hàng trăm hội viên đã đi thực tế tại nhiều địa điểm ở TP HCM, các tỉnh miền Nam, miền Trung và Hà Nội... để tìm cảm hứng sáng tác nhiều tác phẩm. Trong hơn 200 tác phẩm gửi được...