• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
ĐÔI MẮT VÀ 50 NĂM VẼ
Phan Vũ

Họa sĩ Trịnh Thanh Tùng

1.Tôi luôn bị ám ảnh về đôi mắt của Trịnh Thanh Tùng. Từ năm 1990, một màn sương đã che phủ mắt trái của anh. Thanh Tùng sang Mỹ, được một hội đồng y khoa trong một hội nghị quốc tế về mắt hội chẩn và kết luận anh bị thoái hóa hòang điểm mắt trái, không chữa được. Liên tiếp trong những năm sau đó, anh đã được điều trị, phẫu thuật với các bác sĩ có tiếng của Sài gòn nhưng mắt trái vẫn vô dụng và mắt phải cứ ngày một mờ dần.
“Nguyên nhân có thể là từ năm 1965, trong thời kỳ hoạt động phong trào sinh viên học sinh đấu tranh, tôi đã bị bắt và bị tra tấn. Chúng cột đầu tôi vào một điểm cố định, dùng hai ngọn đèn pha cực mạnh chiếu vào mắt. Dù lúc đó tôi đã nhắm mắt lại nhưng vẫn không chịu nổi sức nóng và đến 6 tháng sau, nhìn đâu cũng thấy hai đốm lửa…”, Tùng nói.
Như vậy, trong một thời gian dài họa sĩ Trịnh Thanh Tùng vẽ bằng một con mắt thương tật và một mắt chỉ còn 30% thị lực. Anh cho biết : “Màu sắc thì đã thuộc lòng  nhưng đường nét rất khó chính xác. Tôi phải nghiên cứu vẽ khối, mảng nhưng nhiều lúc cũng cảm thấy bế tắc. Sắp tới, trong tình trạng này, để giải quyết cái nhìn chỉ còn lờ mờ, tôi phải chuyển sang điêu khắc và vẽ trừu tượng, có như vậy thì mới tiếp tục theo đuổi được niếm đam mê cho tới một ngày không nhìn thấy nữa….”.
2.Trịnh Thanh Tùng là một họa sĩ tự học. Nhà nghèo, anh vừa đi học vừa phải kiếm tiền giúp gia đình, không có điều kiện vào trường mỹ thuật. Năm 13 tuổi, anh đến các rạp xi nê xin được phụ giúp công việc vẽ bảng quảng cáo phim: rửa cọ, giặt phong màn….để có điều kiện lấy những mảnh vải rách, chút màu sơn tập luyện vẽ. Vậy mà đến 1958, ở tuổi 18 anh đã có tác phẩm tham gia triển lãm chung với một số họa sĩ ở SG. Mấy năm sau đó, trong triển lãm cá nhân đầu tiên, Trịnh Thanh Tùng đã bán được 1/3 số tranh trưng bày.
Vừa lo mưu sinh, vừa tham gia công tác nội thành, lại luôn luôn phải đối phó với lệnh động viên quân dịch của chế độ cũ, nên phải có niềm đam mê hội họa mãnh liệt lắm Trịnh Thanh Tùng mới có thể sáng tác được. Nhưng cũng chỉ đến năm 1965 thì Tùng đành tạm chia tay với màu và cọ vì bị chính quyền Sài gòn kết tội, bị tù đày. Bảy năm sau ra tù, thân thể suy kiệt vì giam cầm, tra tấn, Tùng được tổ chức sắp xếp cho đi ở ẩn tại một ngôi chùa ở vùng sâu. Thời gian này anh vẽ lại, chủ yếu là ký họa cho quen tay. Sau ngày 30/04/1975, Trịnh Thanh Tùng nhận công tác thông tin tuyên truyền, chuyên vẽ tranh cổ động, vẽ biếm họa; đến năm 1985 được nghỉ hưu non vì lý do sức khỏe, từ đó anh bắt đầu chính thức sống với hội họa.
Khởi đầu với tranh hiện thực, Trịnh Thanh Tùng đã nhanh chóng chuyển sang tranh Ấn tượng với nhiều biến ảo trong thủ pháp nghệ thuật. Có lúc anh sử dụng ngôn ngữ Tượng trưng và Biểu hiện trong một số tác phẩm rồi bắt đầu khám phá nhiều điều mới lạ và thật thú vị với tranh Trừu tượng. Trong tranh của anh, những chân dung thiếu nữ thật mượt mà nhưng khi anh vẽ đề tài chiến tranh thì rất dữ dội-tất cả đều có dấu ấn của một tâm hồn lãng mạn trên một cái nền kỹ thuật vững chắc.

 3.Cuộc triển lãm của Trịnh Thanh Tùng khai mạc ngày 16/09/2008 tại Bảo tàng Mỹ thuật Tp.HCM (97 Phó Đức Chính. Q.1) có tên “Trò chơi ký ức-kỷ niệm 50 năm cầm cọ”. Tác giả phòng tranh giải thích: “Tôi không quan niệm vẽ là một nghề mà là nghiệp, song lại là một trò chơi (không phải là “sân chơi” như cách báo chí thường dùng), trong trò chơi ấy người họa sĩ dùng ngôn ngữ hội họa làm phương tiện để bộc bạch tâm hồn mình. Tại sao lại là ký ức? Bởi những gì chúng ta sống hôm nay chỉ ngày mai thôi đã trở thành ký ức….”.
Những mảng “ký ức” ấy được thể hiện trong 70 tác phẩm sơn dầu đủ cỡ với nhiều chủ đề: chiến tranh, tù đày, bè bạn, tình yêu…Những ký ức chiến tranh và tù đày trong các tranh cỡ lớn mà đường nét và màu sắc đã thực  sự gây ấn tượng mạnh với tôi, minh chứng cuộc sống dữ dội mà tác giả đã trải qua. Có cả những bức tranh chủ đề nạn nhân của chất độc màu da cam-một nỗi ám ảnh đến xót xa trong tình cảm của tác giả đối với những người chịu cảnh ngộ bi thảm mà chiến tranh đem đến. Mảng ký ức bi hùng chiếm 1/3 trong tổng số tranh trưng bày.
Tôi đã dừng lại trước những tĩnh vật hoa thật đẹp và những chân dung thiếu nữ thật gợi cảm để được nghe tác giả giãi bày: “Thật tình, có một thời gian gia đình chúng tôi đã sống bằng những bức tranh này vì vẽ bao nhiêu cũng bán hết; nhưng tôi đã ngưng lại để vẽ về chiến tranh, về chất độc da cam, vì tôi cảm thấy đời sống nghệ thuật của tôi sẽ không còn ý nghĩa nếu chỉ vẽ những bức tranh để kiếm được nhiều tiền…”.
Chia tay với Trịnh Thanh Tùng, tôi lại nhìn vào đôi mắt anh. Trong suốt cuộc nói chuyện, tôi vẫn nhìn vào đôi mắt ấy với một sự cảm phục. Với đôi mắt bình thường nhưng nhiều khi tôi nhìn sự vật không chính xác, vậy mà với đôi mắt thương tật, Trịnh Thanh Tùng đã vẽ được những bức tranh mang ý nghĩa chính xác về cuộc đời…
5 Tác Phẩm Nghệ Thuật Đắt Giá Nhất Lịch Sử
Thanh Bình 1. Tượng L'Homme qui marche I CNN cho biết, tuần vừa rồi, bức tượng bằng đồng của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Alberto Giacometti đã lập kỷ lục mới cho tác phẩm nghệ thuật đắt nhất trong lịch sử, khi được mua với giá 104,3 triệu USD tại phiên đấu giá của nhà Sotheby's, London. Nhà Sotheby's cho biết bức tượng được bán cho một người mua giấu tên. Người này đã hào phóng trả cái giá cao gấp 4-5 lần so với dự tính ban đầu của nhà tổ chức. Bức tượng có tên "L'Homme Qui Marche I" ("Người đi...
"Giai Điệu Mùa Xuân"
Như lời chào mừng năm mới, Phương Mai Gallery phối hợp cùng HSBC và nữ họa sĩ Văn Dương Thành cùng tổ chức cuộc triển lãm mang tên Giai Điệu Mùa Xuân . Với mười tám bức tranh sơn mài, sơn dầu & acrylic, được nữ họa sĩ kiều bào Văn Dương Thành khắc họa những ấn tượng về Hà Nội nói riêng và nét đẹp của quê hương Việt Nam nói chung. VDT-Thiếu nữ & hoa sen Sơn dầu & acrylic -2012 Sự hài hòa, thanh bình và vui tươi là chủ đề chính trong những tác phẩm nổi...
Cuối Năm, Nhộn Nhịp Phòng Tranh
Cuối năm, nhộn nhịp phòng tranh TT - Gần cuối năm, không hẹn mà gặp, các phòng tranh ở TP.HCM liên tục có sự hiện diện của họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành. Đó là triển lãm Màu mưa Huế của ba họa sĩ đến từ Huế: Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Nhường (tại phòng tranh Phương Mai); triển lãm Cửa của họa sĩ đến từ Đồng Tháp Trần Công Hiến (tại Hội Mỹ thuật TP.HCM); triển lãm Đàn bò một con của họa sĩ trẻ quê Thanh Hóa Nguyễn Thế Dzung (tại Cactus Contemporary Art Gallery); triển lãm Mùa gặt của...
“Màu Mưa Huế” Ở Phương Mai
VỚI BA MƯƠI LĂM TÁC PHẨM TRONG TRIỂM LÃM MÀU MƯA HUẾ , BA HỌA SĨ ĐẶNG MẬU TỰU, PHAN THANH BÌNH VÀ LÊ NHƯỜNG ĐÃ MANG ĐẾN PHƯƠNG MAI GALLERY (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1, TP. HỒ CHÍ MINH- TỪ 27-11 ĐẾN 4-12-2011) NHỮNG CUNG BẬC SẮC MÀU RIÊNG BIỆTCỦA HỘI HỌA ĐẤT CỐ ĐÔ. Lấy tên gọi Màu mưa Huế bởi theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, triển lãm được khai mạc ở sài Gòn vào lúc Huế đang mùa mưa. Có thể hiểu đây là một cách biểu thị tình yêu đối với Huế và với cả mùa mưa dầm xứ Huế, mà theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu thì...
Triển Lãm Tranh Về "Đặc Sản" Mưa Huế
TT&VH) - Festival Huế 2012 sẽ chọn mưa như một thứ đặc sản để chào đón du khách thập phương. Hôm qua (27/11), tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), đã khai mạc triển lãm Màu mưa Huế với 35 họa phẩm của ba họa sĩ đến từ Cố đô...
“Màu Mưa Huế” Trong Ánh Nắng Sài Gòn
Màu Mưa Huế trong ánh nắng Sài Gòn Vào mùa này, những cơn mưa lớn nhỏ đang nối đuôi nhau rả rích ở Huế. Mưa buồn đến da diết, não nề, như làm ngưng đọng thời gian và ngăn trở mọi sinh hoạt ngoài trời. Mưa khoác cho Huế một vẻ trầm mặc, xao động đến nao lòng,... Hãy tưởng tượng, nếu một vài tháng liên tiếp không có mưa thì Huế sẽ ra sao nhỉ ? Mọi người sẽ thắc mắc ông trời sao lạ rứa! . Nói thế để hiểu, Huế gần như mưa quanh năm, chỉ khác chăng là mưa ít mưa nhiều mà thôi. Cũng vì mưa nhiều...
Xem Tranh Sơn Mài Của Dương Tuấn Kiệt
Xuân Nguyên PNO - Từ một thợ vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim, Dương Tuấn Kiệt đã chăm chỉ sáng tác để trở thành một họa sĩ tài năng được giới chuyên môn đánh giá cao. Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt sinh năm 1940 tại Tân An (Long An). Năm 1959, vì yêu thích hội họa, ông theo học 1 năm dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Nhưng không đủ khả năng tài chính để học tiếp, ông chuyển sang vẽ phông cho các rạp chiếu bóng Sài Gòn như Đại Nam, Kinh Thành, Nguyễn Văn Hảo… và các gánh cải lương....
Họa Sĩ Huy Thanh Triển Lãm Tranh Thủy Mạc Phật Giáo
Họa sĩ Huy Thanh triển lãm tranh thủy mạc Phật giáo PHẠM THƯ CƯU TT - Trong khuôn khổ lễ hội Quán Thế Âm, một lễ hội văn hóa truyền thống Phật giáo của vùng Quảng Nam - Ðà Nẵng, từ ngày 21 đến 23-3 (tức 17 đến 19-2 âm lịch) tại Ngũ Hành Sơn, TP Ðà Nẵng, họa sĩ Huy Thanh sẽ trưng bày 32 bức tranh và thư pháp mang chủ đề Ánh trăng thiền. Tác phẩm Xem hoa đào ngộ đạo của họa sĩ Huy Thanh 32 bức thư pháp và tranh thủy mạc với chất liệu lụa, mực nho, sơn dầu... mang đậm sắc thái thiền, tượng...
4 Cuộc Triển Lãm Mỹ Thuật Mừng Ngày 8/3
H. Nhân (TT&VH) - Hôm qua 2/3, tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1) đã khai mạc triển lãm Niềm vui tháng 3 với sự tham gia của 7 nữ họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Hứa Diệu Nữ, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan. Cả 7 nữ họa sĩ này gặp nhau trong Niềm vui tháng 3 theo lời mời của gallery Phương Mai với riêng từng người. Trước đó, ngày 1/3, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc triển lãm Sài Gòn Xuân với sự góp mặt của 57 nữ họa sĩ. Có thể nói đây là cuộc triển...
Nhà Sưu Tập Lê Thái Sơn:“Giới Doanh Nhân Là Yếu Tố Quan Trọng Để Thị Trường Mỹ Thuật Việt Nam Phát Triển”
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn: Giới doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển Chú thích hình DÙ CHỈ TỰ NHẬN MÌNH LÀ NGƯỜI MÊ TRANH NHƯNG LÊ THÁI SƠN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT NHÀ SƯU TẬP TRẺ CÓ TÂM HUYẾT, CÓ KIẾN THỨC VÀ LÒNG YÊU MẾN TÁC PHẨM CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌA SĨ TRONG NƯỚC. LÊ THÁI SƠN CÓ NIỀM TIN RẰNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI. Lê Thái Sơn thuộc thế hệ những người sưu tập tranh trẻ nhất ở Việt Nam. Khi được hỏi, đã có một...
Sắc Màu 8 Tháng 3
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 3 THÁNG 3 NĂM NAY, TẠI TP.HỒ CHÍ MINH DIỄN RA MỘT LOẠT TRIỂN LÃM TRANH CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ Ở SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI. CHƯA BAO GIỜ CÁC CÂY CỌ NỮ LẠI CÓ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG ĐÔNG VUI NHƯ VẬY. Mở đầu là triển lãm của Câu lạc bộ mỹ thuật nữ tại trụ sở Hội Mỹ Thuật thành phố( 218A Pasteur, quận 3, khai mạc ngày 1/3); đây là hoạt động định kỳ không thể thiếu của một câu lạc bộ nghề nghiệp có số thành viên vượt trội so với nhiều câu lạc bộ mỹ thuật khác.
Triển Lãm Nghệ Thuật "Niềm Vui Tháng 3"
Niềm vui tháng 3 H.Lan Chú thích hình Triển lãm Niềm vui tháng 3 của nhóm hoạ sĩ nữ Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan, Hứa Diệu Nữ diễn ra vào đúng dịp Quốc tế phụ nữ 8/3. Có lẽ vẫn còn vương vấn với không khí Tết cổ truyền nên Niềm vui tháng 3 mang nhiều sắc xuân, sinh động và vui tươi. Hoạ sĩ Bạch Lan trung thành với phong cách Tân cổ điển, tạo nên những nốt trầm đầy rung động và sâu lắng, đầy bất ngờ và cũng rất táo bạo với những cô gái khỏa...
Ký Ức, Lá & Hoa Của Tôn Thất Bằng
Hồng Sơn Tác phẩm Ngày đó bên nhau của Họa sĩ Tôn Thất Bằng Nhạc sĩ - họa sĩ đến từ Đà Nẵng Tôn Thất Bằng vừa xông đất mở hàng đầu năm cho gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) bằng một triển lãm tươi rói sắc xuân với chủ đề Ký ức, lá và hoa. Những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên trong tranh của Tôn Thất Bằng như đồng xu gieo quẻ, hình bào thai khởi đầu sự sống, những chiếc lá, hoa… đã đóng dấu thương hiệu cho tranh của anh. Theo nhà văn nhà phê bình Đặng Tiến, tranh Tôn...
Miền Ký Ức Của Tôn Thất Bằng
Từ ngày 20-28.2 tại Gallery Phương Mai (Q.1- TP.HCM) diễn ra triễn lãm tranh của họa sĩ Tôn Thất Bằng, mang chủ đề ký ức: Lá và Hoa… Sinh năm 1963 tại Quảng Trị. Lớn lên và sinh sống tại Đà Nẵng. Mang 36 bức tranh sơn dầu và một cây đàn ghi-ta vào TP. HCM trong những ngày đầu năm 2011, Tôn Thất Bằng muốn kể lại cho những ngừơi yêu tranh ở phía Nam nghe những hoài niệm luôn ám ảnh tâm trí anh, về một thời thơ ấu ở vùng quê Quảng Trị
Tôn Thất Bằng- Ký Ức : Lá Và Hoa
Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng. Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho...
Triển Lãm Nghệ Thuật : " Ký Ức: Lá Và Hoa"
Triển lãm nghệ thuật " Hoài niệm: Lá và Hoa" Của họa sĩ Tôn Thất Bằng Thời gian :20/2 28/2, 2011 Tại : Phòng tranh Phương Mai Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Hoạ sĩ trên Qua trang web sau:...
Robert Mihagui: Vẽ Để Tìm Bóng Mẹ Việt Nam
(TT&VH) - Họa sĩ Robert Mihagui mang hai dòng máu, cha người Pháp, mẹ người Việt. Ông sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, năm 13 tuổi ông theo cha về Pháp nhưng nỗi nhớ quê mẹ chưa bao giờ nguôi. Năm 1998, ông về Việt Nam để đi du lịch, ông thấy Việt Nam, nhất là Sài Gòn vẫn còn nhiều nét thân quen như thuở nhỏ ông từng sống nơi đây trước khi sang Pháp, nên quyết định thường xuyên về. Kể từ đó, mỗi năm ông sống ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Hơn 10 năm đi tìm mẹ Sống trong cảnh cũ, Robert càng nhớ...
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG CỦA ROBERT MIHAGUI
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG ĐÔNG VÀ TÂY CỦA HỌA SĨ ROBERT MIHAGUI GỒM 30 BỨC TRANH SƠN DẦU THEO PHONG CÁCH TRỪU TƯỢNG LÀ TRIỂN LÃM CUỐI CÙNG KHÉP LẠI CUỐI NĂM 2010 CỦA GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1,TP.HỒ CHÍ MINH, TỪ 12-20/12). Từ năm 2006 đến nay, đây là lần thứ ba Robert Mihagui tổ chức triển lãm cá nhân tại Việt Nam, quê mẹ của ông. Họa sĩ sinh năm 1945, Phú Thọ là nơi ông sinh ra và sống đến năm 13 tuổi, sau đó theo cha sang Pháp định cư. Nơi ông có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa...
Triển Lãm "Sắc Màu Quê Hương: Đông & Tây"
(TT&VH) - Triển lãm của họa sĩ Robert Mihagui - một người Pháp gốc Việt đang diễn ra tại phòng tranh Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với 30 tranh sơn dầu vẽ phong cảnh theo khuynh hướng trừu tượng. Robert Mihagui sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, ông học hội họa từ năm 1961 đến 1964 tại Pháp. Mỗi năm, Robert Mihagui thường dành 6 tháng về Việt Nam để tìm hiểu văn hóa Việt và vẽ tranh.
Triển Lãm Của Lý Trực Sơn, Đào Châu Hải: Một Ngày Suy Tưởng
(TT&VH) - Chiều qua 11/12, tại Viet Art Centre đã khai mạc một triển lãm kỳ lạ ghép đôi điêu khắc - hội họa của hai tác giả tuổi trung niên nhưng lão thành trong nghề nghiệp: họa sĩ Lý Trực Sơn (sinh năm 1949) và nhà điêu khắc Đào Châu Hải (1955). Triển lãm có tên Không vô can và Ballad Biển Đông (kết thúc ngày 16/12). Lý do trực tiếp, quan trọng dẫn tới triển lãm lạ lùng này: Giữa năm vừa rồi, họ có một chuyến ra thăm Trường Sa… TT&VH xin giới thiệu bài viết của họa sĩ, nhà phê bình Phan...