• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Từ Trường Vẽ Gia Định Đến Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Lớp học hình họa trường Mỹ thuật Gia Định năm 1925 

 

 

 

 

 

Vào những năm đầu thế kỷ 20, ở Việt Nam một loạt các trường mang hình dáng mỹ thuật ra đời. Tuy nhiên, trong thời gian này đất nước đang nằm trong ách thống trị của thực dân Pháp. Vì thế mà ngay cả con người, vận mệnh của đất nước còn chìm nổi và bấp bênh thì nghệ thuật cũng khó định hình để phát triển. Ở thời kỳ này, các trường Mỹ thuật được thực dân Pháp thành lập với ý đồ thống trị lâu dài của chúng, vì thế mà các trường được lần lượt ra đời trong một khoảng thời gian rất ngắn: Năm 1901, trường Mỹ thuật đồ mộc Thủ Dầu Một được thành lập. Tiếp theo là trường Nghệ thuật và Kỹ nghệ Biên Hoà, được thành lập năm 1903 (thường gọi là trường Mỹ nghệ Biên Hòa). Và đến năm 1913 thì “trường dạy vẽ” (Ecole de Dessin), thường gọi là “trường vẽ Gia Định”, là tiền thân của trường Đại học Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh ngày nay. Ở đây, sự phát triển của “trường vẽ Gia Định”đều có liên quan, tiếp sức của các trường nói trên. Kể từ khi thành lập, “Trường vẽ Gia Định” ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển ấy chủ yếu là do đội ngũ giảng viên có tâm huyết với nghệ thuật, cho nên năm 1917 trường vẽ Gia Định là trường Mỹ Thuật duy nhất được xếp vào loại “trường Trung học đệ nhất cấp” và được nhận là hội viên của “Hiệp hội Trung ương trang trí Mỹ thuật Paris”. Đây là cột mốc quan trọng vì là lần đầu tiên học sinh của trường được tiếp xúc với hội hoạ phương Tây. Trường bắt đầu đào tạo có hệ thống, có phương pháp khoa học, thay cho cách đào tạo truyền nghề. Những người có công làm việc đó là: ông L’Helgouache, ông Garnier, ông André Joyeux, ông Claude Lemaire, ông Lưu Đình Khải, ông Đỗ Đình Hiệp…

Các vị giáo viên, nhân viên và học sinh trường Gia Định cũ(ảnh chụp 1924) 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 1940, trường vẽ Gia Định được đổi tên thành “Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định” (Ecole des Arts appliqués de Gia Định). Từ đây chương trình đào tạo của nhà trường dần dần được cải thiện, thêm môn trang trí tổng quát, luật viễn cận… Đặc biệt thêm môn học ký hoạ, nhờ thế mà trường đã đưa học sinh thâm nhập thực tế cuộc sống, phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động trong những tác phẩm nghệ thuật.
Năm 1945 “Cách mạng Tháng 8” thành công, rồi “Toàn cuốc kháng chiến”, những nghệ sĩ tương lai không thể tách rời những sự kiện trọng đại của đất nước, nhiều học sinh của “Trường vẽ Gia Định” phải xếp bút nghiên để đi kháng chiến như: Huỳnh Công Nhãn, Hoàng Trầm… Thời gian này, trường cũng tạm ngưng hoạt động.
Năm 1954, sau khi đất nước bị chia cắt. Tháng 10 Chính quyền Sài Gòn đã cho thành lập trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với chương trình học 3 năm, qua các chuyên khoa: Sơn dầu, Sơn mài, Lụa, Điêu khắc. Đây là nơi để tiếp tục nâng cao trình độ cho các học sinh, những người đã từng học ở ba trường Bình Dương, Biên Hòa và Gia Định.
Cái mốc lịch sử quan trọng về đào tạo mỹ thuật ở Sài Gòn thời kỳ này là chủ trương nâng cấp về đào tạo của 2 trường: Quốc gia Cao Đẳng Mỹ thuật Sài Gòn và Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là trường vẽ, trường Mỹ nghệ Gia Định).
Từ năm 1971, trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định nâng thêm một cấp học nữa, trở thành hai cấp học: Cấp một học 4 năm, cấp hai học 3 năm. Tổng thời gian đào tạo là 7 năm. Và chính thức đổi tên trở thành Quốc gia Trang trí Mỹ thuật.
Riêng trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cũng nâng thêm một cấp học thành hai cấp: Cấp một và cấp hai, biến tổng số năm học từ 3 năm trở thành 7 năm.
Năm 1975, sau khi được giải phóng, hai trường nói trên được nhập làm một. Ông Nguyễn Phước Sanh và ông Cổ Tấn Long Châu được phân công vào “Ban phụ trách trường”. Sau thời gian tiếp quản, ông Nguyễn Phước Sanh được cử làm hiệu trưởng đầu tiên của trường “Cao đẳng Mỹ Thuật TP.HCM”, sau đó là trường “Đại học Mỹ Thuật TP.HCM”.





Trong vườn

Ngày 26 tháng 6 năm 1975, Bộ Văn hoá – Thông tin của chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam chính thức phê chuẩn thành lập Ban phụ trách trường (bao gồm trường vẽ Gia Định và Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn) gồm có hai ông: ông Nguyễn Phước Sanh, ông Cổ Tấn Long Châu và chuẩn bị khai giảng năm học mới.
Ngày 12 tháng 11 năm 1976, Bộ Văn hoá nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường (gồm hai trường) thành trường “Cao đẳng Mỹ Thuật TP.HCM”.
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định đổi tên trường thành “trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM”.
Trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM có hai hệ: hệ đại học và hệ trung học. Đại học có đại học chính qui và đại học tại chức. Từ đại học sáu năm (trước giải phóng) thống nhất lại còn năm năm. Từ trung học năm năm thành năm trung học ba năm.
Hiện nay hệ trung học đang chuyển về các địa phương để đào tạo, và được đào tạo theo chương trình thống nhất do Bộ Văn hoá ban hành.
Trường đào tạo toàn diện: rèn luyện ý thức thẩm mỹ, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập quân sự, rèn luyện thể lực và đạo đức công dân XHCN.
Nhiều công trình nghệ thuật hoành tráng được thầy trò của trường dưng lên ở khắp các tỉnh Nam bộ, Trung bộ. Đặc biệt là ở khu lưu niệm Bến Dược (TP.HCM) là tượng đài Bác Hồ lớn nhất ở Việt Nam tại TP Vinh.
Về cơ cấu phòng ban: ngoài các phòng chức năng, trường còn có các khoa: khoa Kiến thức cơ bản, Hội họa, Đồ họa, Điêu khắc, Lý luận, Tại chức, Sư phạm mỹ thuật, Sau đại học và một đơn vị trực thuộc là “Trung tâm Mỹ thuật ứng dụng”.

Gánh quà rong

Về cơ cấu lãnh đạo, tư năm 1974 đến nay trường đã qua 3 thời kỳ hiệu trưởng: 
Giáo sư, nhà giáo ưu tú Nguyễn Phước Sanh.
Nhà giáo ưu tú, thạc sỹ Nguyễn Hoàng.
Hiện nay là họa sỹ Nguyễn Huy Long.
Kế thừa liên tục các thế hệ thầy trò trong 30 năm qua, nhà trường đã đào tạo gần 2.500 học sinh, sinh viên – hiện họ đang hoạt động hầu hết các tỉnh Nam Bộ và Tp. Hồ Chí Minh.
Với sự cố gắng đó, “trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM” xứng đáng được nhận các danh hiệu thi đua do nhà nước trao tặng:
Năm 1993 được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba.
Từ năm 1994 đến 1997, năm nào cũng được tặng bằng khen của Bộ Văn hóa Thông tin hoặc cờ luân lưu của Chính phủ, huy chương vì sự nghiệp Mỹ thuật… và năm 2003, được Chủ tịch nước tặng huân chương lao động hạng Nhì.
Về cá nhân, nhiều người được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Huân chương lao động hạng Hai”, “Huân chương lao động hạng Nhì”…

Lăng miếu

Về cá nhân, nhiều người được nhà nước phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, “Huân chương lao động hạng Hai”, “Huân chương lao động hạng Nhì”…
Nhìn lại chặng đường 90 năm qua, dù phải trải qua nhiều biến cố lịch sử, từ “trường vẽ Gia Định” đến trường “Đại học Mỹ Thuật Tp.HCM”, nơi đây luôn là vườn ươm nghệ thuật, đào tạo tài năng qua nhiều thế hệ và là môi trường nghệ thuật lớn nhất của Nam Bộ và Tp Hồ Chí Minh. Bản chất nghệ thuật luôn tiềm ẩn trong con người, nếu được người đời quan tâm chăm sóc, nó sẽ là vườn hoa tươi thắm phục vụ và làm đẹp cho đời.
Lê Tâm
* Những bức tranh trên của những học trò "Trường vẽ Gia Định" thuộc thế hệ đầu tiên thực hiện và đã được in thạch bản công bố trong sách "Địa phương chí bằng tranh" xuất bản phẩm của TRƯỜNG MỸ THUẬT VÀ HỘI HỢP TÁC NHỮNG NGƯỜI VẼ TRANG TRÍ, KHẮC BẢN VÀ IN THẠCH BẢN GIA ĐỊNH (?). Được lấy từ sách Sài Gòn Gia Định xưa - Ký họa đầu thế kỷ XX, Huỳnh Ngọc Trảng - Nguyễn Đại Phúc, NXB Tp.HCM, 1994.
Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?
? Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn Minh Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một...
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...