• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM

KỶ NIỆM
  1913----95 năm----2008
TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HCM

Trường vẽ Gia Định- Đại học Mỹ thuật Tp.HCM

 

 

 

 

 

I.- KHƠI DÒNG:
Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước VIỆT NAM, tổ tiên chúng ta đã đổ biết bao nhiêu máu đào để bảo vệ non sông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc thù và độc lập. Bên cạnh lịch sử chiến đấu để sinh tồn, “CÁI ĐẸP” vẫn được cha ông ta thể hiện trong từng thời kỳ qua các di chỉ khảo cổ và di tích văn hóa.
Trong bước đường mở cõi về phương Nam, những điạ danh như: Đồng Nai, Bến Nghé, Bình Dương, Sài Gòn, Gia Định..v..v…vẫn in đậm vết son của những người đi trước. Địa danh GIA ĐỊNH vốn lẫy lừng về chiến tích, hào kiệt và danh thắng mà còn là trung tâm, là cái nôi đào tào nên nhiều thế hệ học trò TRƯỜNG VẼ từ 95 năm qua.

Nằm bên cạnh lăng Ông Bà Chiểu, ngôi TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp.HỒ CHÍ MINH, được thành lập năm 1913 và liên tục hoạt động đến nay – địa chỉ hiện nay: số 5 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh – Tp.HCM.
II.-95 NĂM ĐÀO TẠO:
Xin điểm lại thành lập và các giai đoạn 95 năm qua của TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT Tp HỒ CHÍ MINH.
1. Thành lập:
Năm 1913, theo sáng kiến của hai ÔngL’HELGOACHE và Ông GARNIER Trường được Thành Lập và Ông ANDREJOYEUX là Kiến Trúc Sư Công chánh người Pháp điều khiển Trường. Khóa học đầu tiên được Khai Giảng ngày 14-10-1913 với 15 học sinh. (đề nghị lấy ngày 14-10 hằng năm làm Ngày Truyền Thống của Trường).
2. Tên trường qua các giai đoạn:
1913 – 1935: Tên trường là TRƯỜNG VẼ (L’école de Dessin)
1935 - 1940: Tên trường là TRƯỜNG MỸ NGHỆ (L’école d’ Arts)
1940 – 1961: Tên trường là TRƯỜNG MỸ NGHỆ THỰC HÀNH GIA ĐỊNH (L’école des Arts Appliques de Gia Định)
1961- 1971: Tên trường là TRƯỜNG TRUNG HỌC TRANG TRÍ MỸ THUẬT GIA ĐỊNH(theo Nghị Định số 206- GĐ/HV/NĐ ngày 21-02-1961)
1971- 1975: Tên trường là TRƯỜNG QUỐC GIA TRANG TRÍ MỸ THUẬT GIA ĐỊNH (theo nghị định số 694-NĐ/QVK/VH ngày 01-07-1970)

Năm  1945, toàn quốc kháng chiến nên trường tạm ngưng hoạt động hết một năm. Và năm 1954, đất nước tạm chia thành hai miền, vào tháng 10- 1954 một số họa sĩ yêu nghề đã tổ chức hội  nghị giáo khoa Mỹ Thuật và Mỹ Nghệ tại Gia Định. Đã đề nghị thành lập một trường Cao Đẳng Mỹ Thuật có cơ sở bên cạnh Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định.
1954- 1971: Têntrường là TrườngCAO ĐẲNG MỸ THUẬT SÀI GÒN (theo Nghị Định số 1192- GD ngày 31-12-1954)
1971- 1975: Tên trường là TRƯỜNG QUỐC GIA CAO ĐẲNG MỸ THUẬT SÀI GÒN (theo Nghị Định số 273-QVK/ VHNĐ ngày 03-08-1971)

 Hai trường hoạt động song song theo cấp họa đào tạo, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì nằm kế bên nhau và đa số sinh viên Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn được xuất thân từ Trường Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định.
Sau ngày 30-04-1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước cả hai Trường được tiếp quản và sát nhập chung làm một. Ngày 26-06-1975 Bộ Văn Hóa Thông Tin Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời  Miền Nam Việt Nam đã Quyết Định bổ nhậm Ban Phụ trách trường. Ngày 08-11-1975, Trường tiếp tục khai giảng, đào tạo song song hai cấp Trung học và Đại học.
1975- 1981: Tên trường là TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT TP. Hồ Chí Minh (theo Quyết Định số 707 BVH/QĐ ngày 12-11-1976)
1981-2003: Tên trường là TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP. Hồ Chí Minh (theo Quyết Định số 175 /CT ngày 29-09-1981)

Năm 1993, theo Quyết Định số 1942/QĐ –SĐH ngày 16-09-1993 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Trường ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.Hồ Chí Minh được đào tạo thêm bậc Cao Học.
95 năm trôi qua, Từ TRƯỜNG VẼ GIA ĐỊNH đến ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH; biết bao thế hệ Học sinh- sinh viên của Trường đã trở thành Họa Sĩ, Điêu khắc gia, Trang trí gia góp phần làm rạng rỡ nền Mỹ Thuật Việt Nam. Điểm đặc biệt là có nhiều Học Sinh – Sinh Viên xuất thân từ Trường đã trở về mái trường xưa để hướng dẫn lớp đàn em; cho nên có những buổi họp mặt gồm có “Thầy của Thầy và Trò của Trò” nhưng chứa chan thấm đượm nghĩa tình ĐỒNG MÔN.
III.- DANH SÁCH QUÝ VỊ HIỆU TRƯỞNG – GIÁM ĐỐC CỦA TRƯỜNG:
- NGƯỜI SÁNG LẬP: 
- Ông L’HELGOUACHE
- Ông GARNIER
- QÚY VỊ HIỆU TRƯỞNG: 
*TRƯỜNG VẼ:
Từ 1913 đến 1921             - Ông ANDRÉ JOYEUX
Từ 1922 đến 1924             - Ông GASTON HUỲNH ĐÌNH TỰU
Từ 1925 đến 1935             - Ông JEAN GEORGE BESSON
Từ 1936 đến 1939             - Ông CLAUDE LEMAIRE
Từ 1940 đến 1944             - Ông STEPHANE BRECQ
Từ 1946 đến 1948             - Ông ROBERT BÂ TE
Từ 1949 đến 1965             - Ông LƯU ĐÌNH KHẢI
Từ 1965 đến 1972             - Ông ĐỖ ĐÌNH HIỆP
Từ 1972 đến 30-4-75        - Ông TRƯƠNG VĂN Ý
TRƯỜNG CAO ĐẲNG MỸ THUẬT SÀI GÒN
Từ 1954 đến 1966             - Ông LÊ VĂN ĐỆ
Từ 1966 đến 1967             - Ông NGUYỄN VĂN LONG
Từ 1968 đến 1970             - Ông LƯU ĐÌNH KHẢI
6 tháng cuối 1970             - Ông NGUYỄN VĂN ANH
6 tháng đầu 1971              - Ông NGUYỄN VĂN QUẾ
Từ 1971 đến 1973             - Ông LÊ YÊN
Từ 1973 đến 1975             - Ông BÙI VĂN KỈNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH:
Từ 1975 đến 1991             - Giáo sư NGUYỄN PHƯỚC SANH
Từ 1991 đến 2004             - NGƯT NGUYỄN HOÀNG
Từ 2004 đến nay               - Ông NGUYỄN HUY LONG

Về danh sách Ban Giám Hiệu và Quý Thầy Cô v.v….không thể ghi hết ra đây do tư liệu có nhiều thiếu sót, nhưng trong tâm trí của Học trò trường vẽ - Sinh Viên Mỹ Thuật luôn luôn nhớ đến Quý Bậc ÂN SƯ đã hướng dẫn, đào tạo mình.
Con đường nghệ thuật yêu cầu cao về năng khiếu, đam mê, sáng tạo, kiên trì v.v….nhưng dầu tiếp tục theo nghề hay chuyển hướng sang nghề nghiệp khác trong cuộc sống, CỰU HS-SV MỸ THUẬT GIA ĐỊNH vẫn trân trọng tình nghĩa Sư Đồ, tình bạn Đồng Môn và mãi nhớ lại những ngày tháng sống trong Ngôi Trường Sắc Màu.
Một số CỰU HS-SV MỸ THUẬT GIA ĐỊNH cũng đã lưu lại cho đời nhiều tác phẩm và một số Đồng Môn cũng được Nhà Nước phong tặng danh hiệu cao quý:
- Nghệ Sĩ Nhân Dân:               LƯƠNG ĐỐNG
- Nghệ Sĩ Nhân Dân:              PHAN PHAN - PHAN ĐẮC TRƯỞNG
- Nhà Giáo Ưu Tú:                  UYÊN HUY - HUỲNH VĂN MƯỜI
- Nghệ Sĩ Ưu Tú:                      LÊ TRƯỜNG TIẾU
IV.- TẠM BIỆT:
Dầu dòng đời cứ vẫn mãi trôi và cuộc sống phải hòa cùng thời đại, nhưng trong tâm tư người Học Trò TRƯỜNG VẼ vẫn nao nao nhớ về mái Trường xưa với bao kỷ niệm của thuở bắt đầu theo nghiệp cọ màu, và lắng lòng nhớ những câu thơ:

                                                                         “ Nhà Bè nước chảy chia hai,
                                                                           Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về…
                                                                          Về Gia Định – Có ai không nhớ
                                                                     Cạnh Lăng Ông :TRƯỜNG VẼ ngày nào
                                                                           Cuộc đời, đất nước đẹp sao
                                                                       Bàn tay nghệ sĩ làm giàu quê hương….”

Vài Cảm Nhận Về Cái Động Trong Một Số Tranh Tĩnh Vật Ở Việt Nam
Trần Ngọc Vân Tĩnh vật là một thể loại tranh tương đối mới so với mỹ thuật truyền thống của dân tộc ta. Trước thế kỷ 20, ở Việt Nam tranh tĩnh vật chưa có một sự tồn tại độc lập với ý nghĩa là một thể loại tranh riêng biệt. Trong mỹ thuật dân gian, chủ yếu của dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Ngũ quả là một trong những tranh tĩnh vật hiếm hoi còn thấy được. Ngoài ra còn có dạng tranh tứ bình (mai, lan, cúc, trúc) cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, có thể nói tranh tĩnh vật như một thể loại...
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề Vũ khúc (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy. Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông...
Vị Trí Nào Dành Cho Nền Hội Họa Hôm Nay ?
? Điều lặp đi lặp lại khá nhàm tai của người Pháp: nền hội họa đang tụt dốc như một cái trục lăn, điều tồi tệ là nó đã chết và được chôn vùi từ lâu. Nếu đi sâu vào chi tiết để mổ xẻ thì ta có một danh sách rất dài các vấn đề mà các họa sĩ đương đại cần giải quyết .Đó là tâm lý trầm uất đã được họ thể hiện về mặt nghệ thuật. Sự phát triển tiềm năng của ngành video, nhiếp ảnh, nghệ thuật sắp đặt và trình diễn cho ta cảm giác đã đi đến sự kết thúc của nền hội họa. Việc nghiên cứu vấn đề này...
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN
Nguyễn Văn Minh Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa. Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài...
THỬ ĐI TÌM SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA HỘI HỌA VÀ ẢNH NGHỆ THUẬT
Lương Bửu Hoàng Việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa mỹ thuật và nhiếp ảnh có rất nhiều góc độ khác nhau và còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nên khi đi tìm sự tương đồng và khác biệt giữa hội họa và ảnh nghệ thuật ta sẽ bắt gặp không ít những vấn đề phức tạp. Hơn nữa, khi đặt chúng trong mối quan hệ đa chiều của nghệ thuật tạo hình thì lại nảy sinh những vấn đề không chỉ là sự riêng có giữa hội họa và ảnh nghệ thuật mà còn liên quan đến nhiều nghệ thuật khác như điêu khắc, đồ họa, trang...
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA “ĐÔNG DƯƠNG” (PRIX DE L-INDOCHINE)
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI HỌA TẠI PHÁP VÀ GIẢI THƯỞNG HỘI HỌA ĐÔNG DƯƠNG (PRIX DE L INDOCHINE) MUỐN TÌM HIỂU VỀ HỘI HỌA VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ GIẢI THƯỞNG CÓ TÊN LÀ ĐÔNG DƯƠNG , CHÚNG TA CẦN NÓI SƠ QUA VỀ HOÀN CẢNH CŨNG NHƯ CƠ CẤU HỘI HỌA TẠI NƯỚC PHÁP VÀO THỜI ĐIỂM ẤY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI MỸ THUẬT VIỆT NAM. Ngô Kim Khôi Chú thích hình HÀN LÂM VIỆN VÀ CÁC TỔ CHỨC HỘI HỌA Nền hội họa Pháp chịu sự chi phối của Hàn lâm viện và các tổ chức hội họa. Viện Hàn lâm Pháp (Institut de France)...
Nét, Nhịp Điệu Trong Tranh VAN GOGH
Chú thích hình Van Gogh, hoặc Vincent, vì ông thích được gọi với tên này hơn, đã viết cho người em là nhà buôn bán tranh nghệ thuật Theo vào đầu tháng 9 - 1880, khi ông vừa mới quyết định trở thành một họa sĩ: Giờ đây anh nhìn sự vật với đôi mắt khác hơn trước lúc bắt đầu vẽ . Ông đã diễn tả cảm quan của mình về sự vật một cách nhẹ nhàng như vậy. Cuộc triển lãm Vincent Van Gogh: The Drawing do Viện Bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam và Viện bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York tổ chức đã...
Top 10 Khuynh Hướng Nghệ Thuật Đương Đại
Chú thích hình Edith Newhall NGHỆ THUẬT GOTHIC MỸ Hình ảnh về cuộc nội chiến và những khoảnh khắc đen tối trong lịch sử quốc gia là đề tài mà nghệ sĩ thể hiện những mối quan tâm về hiện tại Tác phẩm Một thế kỷ của tháng mười một tại trung tâm của Dario Robleto 2005 là một cái áo đầm để tang của đứa trẻ được làm bằng giấy. Bột giấy được nhào nặn từ những bức thư của những người lính không bao giờ trở về từ chiến tranh. Áo đầm được trang trí bằng mực chích từ những bức thư, những cái nút bằng...
Mỹ Thuật Đương Đại Trung Quốc Sẽ Trở Thành Một "Siêu Thế Lực"?
? Mao Trạch Đông Trong số các nghệ sĩ mỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay có hơn một nửa là người châu Á. Đây rõ ràng là một sự thay đổi lớn, bởi thị trường nghệ thuật thế giới đã nằm trong sự thống trị của các tên tuổi đến từ châu Âu suốt 500 năm. Trong số 20 họa sĩ đương đại ăn khách hàng đầu thế giới hiện nay có 13 nghệ sĩ châu Á, với 11 người đến từ Trung Quốc. Còn trong 10 tên tuổi bán được nhiều tác phẩm mỹ thuật nhất ở các cuộc đấu giá, châu Á có 6, với 5 nghệ sĩ là người Trung Quốc....
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn Minh Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một...
KẺ DỊ THƯỜNG DAMIEN HIRST
Y Chiêu Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, chưa có ai lập được kỳ tích như Damien Hurst, nghệ sĩ tạo hình đương đại người Anh 43 tuổi. Dù các tác phẩm của ông còn gây tranh cãi về giá trị thẩm mỹ, chúng đã gây được những cơn sốt không tài nào hiểu nổi trên thị trường. Người ta đã mua tất cả những gì có chữ ký của Hirst. NHỮNG KỶ LỤC Ngày 16 và 17/09 vừa qua (2008), Sotheby s London đã tổ chức đấu giá trực tiếp cho toàn bộ tác phẩm của Hirst. Điểm đặc biệt của sự kiện này là tác giả không thông qua...