• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
         Tôn Thất Bằng- Ký ức : Lá và Hoa
                                                  Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến

 

Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng.
Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho cuộc triển lãm mùa xuân 2011 , dưới đề tài : Ký ức, Lá và Hoa.
Ký ức đây là hoài niệm tuổi thơ. Tuổi thơ cụ thể là những mươi năm đầu tiên trong đời ; trong thực tế, nó kéo dài suốt đời người, trong kỷ niệm, tiềm thức, hay mộng tưởng. Ấu thơ là  giấc mộng dài. Vẽ lại miền thơ ấu, là kể lại giấc mơ trong một giấc mơ. Bao nhiêu nẻo đường của hội họa đã men theo triền thơ ấu.
Chagall bậc thầy của nghệ thuật tạo hình hiện đại, suốt cuộc đời dài non thế kỷ, mãi đến tuổi xế chiều vẫn còn vẽ lại những cảnh, vật ấu thời, bằng  đường nét, sắc màu hoang dã. Gần chúng ta hơn, Nguyễn Tư Nghiêm, bậc thầy của hội họa Việt Nam hiện đại, trong ý thức sâu xa, cũng rung cảm bằng ký ức, quá khứ chung của dân tộc, qua những hoa văn, màu sắc, họa tiết cổ sơ.
Gần hơn nữa, họa sĩ Thành Chương bằng sơn mài, thường xuyên tái hiện kỷ niệm ấu thời trong cảnh nông thôn hiện tại.
Nhưng họ đều khác nhau trong phong cách. Ví dụ ở Thành Chương, qua hình thể hoàn toàn cách điệu, hội họa vẫn còn gợi tả đời sống thôn xóm ngày nay. Tôn Thất Bằng thì khác, dường như hoàn toàn không còn có phản ánh xã hội. Ấu thời xoay quanh con ngựa gỗ, với vài ba cô bé hoàn toàn cách điệu, áo dệt bằng lá cây, váy kết bằng cọng cỏ, khi đứng vững hai chân, khi nghiêng ngả, mất thăng bằng, như múa may, bay bổng, sống ngoài trọng lực. Bên cạnh là những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên: đồng xu gieo quẻ, ghi hình con súc sẻ nhất lục, ý nói hai mặt sấp ngửa, rủi may, chẵn lẻ, những chọn lựa, hay đưa đẩy tình cờ trong kiếp phù sinh. Những đồng xu cùng với chiếc lá treo trên ngọn chỉ mành căng thẳng, phải chăng là định mệnh con người, mong manh ngàn cân treo sợi tóc ?
Và con ngựa gỗ chiếm địa vị lớn. Trò chơi trẻ con, không nằm trong truyền thống Việt Nam, nhưng phổ biến khắp thế giới, thậm chí có một phong trào văn học nghệ thuật lớn ở phương Tây lấy tên Dada, nghĩa là ngựa gỗ. Nhà thơ Lê Đạt, đã có bài thơ ngựa gỗ độc đáo, tình cờ thôi mà như ứng vào tranh Tôn Thất Bằng :

Ngựa lên mấy
Mà nghìn tuổi cây
Và một tiểu sử người ( Bóng Chữ, 1994, tr 55)

Ngựa gỗ trò chơi con trẻ, là một phương tiện phiêu lưu, hiệu lực hơn ngựa thật. Ngựa Ô Truy, Xích Thố của người xưa, chỉ ruổi chạy đường trường đo bằng ki-lô-mét;  ngựa gỗ của Bằng rong chơi vạn lý kí- lô- mơ – chữ và hình ảnh của Lê Đạt. Ngựa gỗ có khi hiện thực, chân gỗ thật, để đong đưa tại chỗ, nhưng lại mang tấm « thảm bay » trong huyền thoại, nghĩa là vẫn có phép đằng vân và nhiều phép thần thông biến hóa khác.
Miền thơ ấu của Tôn Thất Bằng là một vương quốc có biên giới, phong tục và luật pháp riêng.
Thậm chí còn là một vũ trụ có nguyên lý, tinh hệ riêng.
Tôn Thất Bằng tự học vẽ, nên không lệ thuộc vào một trường quy, trường phái nào. Anh có kiến thức, kinh nghiệm cá nhân về nghệ thuật tạo hình, và  vận dụng kỹ thuật riêng để vẽ lên những giấc mơ riêng : nói vậy là nói lắp cho rõ ý, chứ giấc mơ chân thực bao giờ cũng riêng tư – dù rằng bên cạnh vẫn có những cơn mơ chung, trong  ý thức tập thể.
Bằng là thành phần  cộng đồng dân tộc, thì dĩ nhiên phải chia sẻ ý thức tập thể đó. Tranh anh mang phong thái vui tươi, hồn nhiên, lạc quan của tranh dân gian, với những màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp, mà anh đã hiện đại hóa. Ví dụ màu vàng ít thấy trong hội họa phương Tây, anh ưa dùng dát lên nền tranh, ở những sắc độ khác nhau, như màu lá uyển sắc với  mùa thu,  mà Nguyễn Du gọi là màu quan san, khi vàng thắm, vàng tơ ngả sang màu lụa, khi vàng úa, ngả sang màu đỏ của lá phong, màu nâu của đất, nhưng nói chung, là tạo nên sức sáng và hơi ấm cho bức ranh. Trên nền ấm áp, sang trọng, có lúc lộng lẫy, anh ghé vào màu xanh lam và xanh lục thơ ngây, tạo cảm giác hồn nhiên của tuổi thơ, trong khí hậu cổ truyền.
Ngựa gỗ của Tôn Thất Bằng

 

 

Tranh Tôn Thất Bằng không theo quy luật thường thấy: như luật viễn cận, cách pha sắc độ màu sơn, tạo ra nét đậm nhạt, « trị sắc » (valeurs) theo quan niệm phương Tây trong sơn dầu. Thay vào đó, họa sĩ cấu trúc tranh bằng những nét vẽ khu biệt những mảng màu lớn, theo lối vẽ dân gian như Ai Cập ngày xưa, hay tranh Đông Hồ gần đây, nhưng màu sắc, họa đồ đa dạng, linh hoạt và phong phú, hiện đại, mang dấu ấn riêng, vui tươi, nên giàu chất trang trí.
Hai chữ « trang trí » trong một quá khứ chưa xa, còn bị rẻ rúng, ngày nay đã được khôi phục lại giá trị. Đối tượng của hội họa là tạo dựng nên vẻ đẹp của cuộc sống, cho cuộc sống, do đó, nó có chức năng trang trí. Người họa sĩ chân chính, khi sáng tác, đặt tất cả tâm hồn mình vào tác phẩm, với mục đích duy nhất là tạo dựng cái đẹp. Sau đó, bức tranh có tác dụng trang trí hay không là chuyện của người khác.
Chagall đã từng vẽ trang trí cho trần nhà Kịch hát Paris, nhưng khi vẽ, dụng công của ông là sáng tạo cái đẹp, dù rằng ông vẫn làm việc trang trí. Cơ bản là khi sáng tác, anh có tự do hay không, tự do trong cảm hứng và trong tạo tác, không lệ thuộc vào ngoại nhân, ngoại lực nào. Ngoài ra, họa sư Nguyễn gia Trí cũng đã từng vẽ trang trí, ai dám chê?
Nói vậy vì vấn đề sẽ có người đặt ra với tác phẩm Tôn Thất Bằng, thắm tươi, nhẹ nhàng, không nặng chất u uất của thời đại như một số tranh hiện nay. Anh có phong cách riêng, chỗ đứng riêng, tạo sinh khí mới, niềm vui cho nên hội họa Việt nam mà người xem phải đánh giá công bình, bên ngoài thói quen và tư trào, thành kiến chuyên nghiệp.
Ký ức, Lá và Hoa là ký họa những giấc mộng con của tuổi thơ. Trong mỗi giấc mơ có bao nhiêu phần sự thực? Dĩ nhiên là sự thực của tiềm thức sâu xa, thể hiện qua mãnh lực sáng tạo.
Khó có ai biết được liều lượng này, kể cả họa sĩ.
Cái cụ thể, trước mắt là những bức tranh đẹp, đẹp như mơ. Những giấc mơ trong sáng, thơ ngây, thanh bình, hạnh phúc.
Tuổi thơ là một thiên đường lỡ.
Hội họa, trăm đứt ngàn nối, là hạnh phúc tìm lại.


Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến
Paris, 01-2011

 

Tranh Của Họa Sĩ Lương Xuân Nhị Lên Sàn Đấu Giá Tại Pháp
Văn Bảy TT&VH) - Mấy tuần nay, một nhà đấu giá địa phương ở Pháp là Interencheres đang rao bán tác phẩm Mùa Đông (mực và bột màu trên lụa, 36,5x31cm) của Lương Xuân Nhị (1913-2006) với giá khởi điểm từ 10.000 đến 15.000 euro. Phiên đấu tác phẩm này sẽ diễn ra từ lúc 14h30 ngày 12/12 tại Pháp, chi tiết có thể xem tại website: www.interencheres.com. Theo chuyên gia thẩm định là bà Flore de Bonneval của văn phòng bản quyền tại Paris thì tác phẩm này được tác giả vẽ vào khoảng 1937-1938 tại Hà...
Triển Lãm Nghệ Thuật " Sắc Màu Quê Hương: Đông Và Tây"
Triển lãm nghệ thuật " Sắc màu Quê Hương: Đông và Tây" Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Hoàng Trầm Vẹn Cả Hai Vai: Dạy Và Vẽ
(TT&VH) - Sáng nay, 20/11, Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM tổ chức lễ chúc mừng họa sĩ Hoàng Trầm cùng các họa sĩ Nguyễn Văn Hoàng và Huỳnh Văn Mười (họa sĩ Uyên Huy) - 3 nhà giáo của trường vừa được nhận danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Cũng trong dịp này, triển lãm cá nhân đầu tiên của lão họa sĩ 82 tuổi có tên Hội họa Hoàng Trầm khai mạc lúc 10h30 ngày 20/11/2010 tại Applied Arts Center (5 Phan Đăng Lưu, TP.HCM). Triển lãm giới thiệu 194 tác phẩm, gồm 31 sơn dầu và sơn mài, 5 khắc gỗ, còn lại là...
“Miên Man” Trong Từng Khoảnh Khắc
TIẾP NỐI MẠCH CẢM XÚC TỪ CUỘC TRIỂN LÃM CÁ NHÂN " BẢN NĂNG" (2009), HỌA SĨ LA NHƯ LÂN LẠI DẪN ĐƯA NGUỜI XEM TỚI MỘT LỌAT TÁC PHẨM MỚI CÓ TIÊU DỀ CHUNG " MIÊN MAN" TẠI GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, QUẬN 1, TP. HỒ CHÍ MINH), TỪ NGÀY 14 ĐẾN 20/11.
Họa Sĩ La Như Lân “Miên Man” Nhờ Cha
(TT&VH) - Sinh năm 1975, La Như Lân thuộc lớp họa sĩ trẻ của TP.HCM. Ngày 14/11 tới đây, tại Gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm mang tên Miên man trưng bày 20 họa phẩm mới nhất của anh. Năm 2008, cũng tại Gallery Phương Mai, họa sĩ trẻ này có cuộc triển lãm cùng với cha mình - họa sĩ cao niên La Hon. La Như Lân chia sẻ, anh đến với hội họa do cha là họa sĩ và bản thân anh cũng có năng khiếu hội họa từ nhỏ.
Triển Lãm Nghệ Thuật " Miên Man"
Triển lãm Nghệ Thuật Miên Man Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Cuốn Sách Về Những Bức Tranh Vô Giá Của Hội Họa Việt Nam
Sách có tên Những tác phẩm quan trọng và vô giá của hội họa Việt Nam hiện đại, do Phan Cẩm Thượng và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn (NXB Mỹ Thuật, 2010) dựa theo một sưu tập tranh của ông Tira Vanichtheeranont, một nhà sưu tầm mỹ thuật người Thái Lan. Theo tiến sĩ Nora A. Taylor, giáo sư môn Lịch sử mỹ thuật Đông Nam Á tại Học viện mỹ thuật Chicago, sưu tập tranh với những bức tranh quan trọng và vô giá đó đã tập hợp được một lượng tranh lớn, có hệ thống, đem đến một cái nhìn mạch lạc
5 Họa Sĩ Được Trao Giải Thưởng Mỹ Thuật VN 2010
H.ĐIỆP TT - Sáng 17-9, tại Nhà triển lãm mỹ thuật (16 Ngô Quyền, Hà Nội) đã diễn ra lễ trao Giải thưởng mỹ thuật 2010 của Hội Mỹ thuật Việt Nam cho năm tác giả thuộc năm khu vực. Năm tác giả và tác phẩm được trao giải năm nay gồm: Nắng gió Trường Sa (sơn dầu, Lê Văn Nhường, Thừa Thiên - Huế); Chân dung thiếu phụ Dao (gỗ, Nguyễn Lưu, Vĩnh Phúc); Những đứa con Tây nguyên (khắc gỗ, Vũ Đình Tuấn, Hà Nội); Không còn ước mơ (sơn dầu, Nguyễn Thái Thăng, Hà Nội) và Chân dung (tổng hợp, Văn Ngọc, Bà...
Họa Sĩ Dương Sen: Mỗi Người Một Suy Nghĩ Mà!
(TT&VH) - Chiều ngày 2/8, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã diễn ra triển lãm cá nhân lần thứ 9 của họa sĩ Dương Sen. Triển lãm trưng bày 45 tác phẩm sơn dầu, đa phần được Dương Sen sáng tác từ tháng 3/2010. Mỗi người một suy nghĩ là chủ đề của triển lãm này lấy từ một bức tranh cùng tên. Dương Sen giải thích: Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, suy nghĩ riêng của mình. Như bức tranh Mỗi người một suy nghĩ diễn tả người đạp xích lô và người khách trên chiếc xích lô, cả hai người đều có suy nghĩ...
Lê Thánh Thư Tham Dự Triển Lãm Quốc Tế Tại Thái Lan
Họa sĩ Lê Thánh Thư (TT&VH) - Vào lúc 14h ngày 31/7, phòng tranh Akko Art (Bangkok, Thái Lan) sẽ khai mạc triển lãm nghệ thuật đương đại tại BACC (Trung tâm văn hóa và Nghệ thuật Bangkok). Triển lãm quy tụ 13 họa sĩ Thái Lan, 4 họa sĩ Nhật Bản và 2 họa sĩ Việt Nam - người kia là họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM). Những tác phẩm mà Lê Thánh Thư trưng bày trong triển lãm này tiếp nối phong cách mà anh đã thể hiện tại triển lãm cá nhân hồi tháng 12/ 2009 tại TP.HCM. Lê Thánh Thư...
Ấm Áp, Rộn Ràng "Màu Phương Nam"
CÁC HỌA SĨ DƯƠNG SEN, LÊ XUÂN CHIỂU, LƯƠNG KHÁNH TOÀN VÀ NGUYỄN ĐĂNG KHOÁT ĐỀU SINH TRƯỞNG TẠI MIỀN BẮC, VÀO PHƯƠNG NAM LẬP NGHIỆP VÀ ĐỀU CÓ CHỖ ĐỨNG TRONG LĨNH VỰC TRANH SƠN MÀI. LẤY TÊN CHO NHÓM CỦA MÌNH LÀ MÀU PHƯƠNG NAM , HẰNG NĂM HỌ ĐỀU TỔ CHỨC TRIỂN LÃM RIÊNG CHO NHÓM KHI Ở MIỀN BẮC, LÚC Ở PHÍA NAM. Năm nay triển lãm Màu Phương Nam lần thứ 7 được tổ chức tại Phương Mai gallery (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM, từ 26/6 đến 4/7)
Triển Lãm Nghệ Thuật "Màu Phương Nam VII"
Triển lãm Nghệ Thuật Màu Phương Nam VII Chú thích hình Chú thích hình Trưng bày 40 tác phẩm tranh sơn mài chọn lọc Của bốn họa sĩ tên tuổi Dương Sen Lê Xuân Chiểu Lương Khánh Toàn Nguyễn Đăng Khoát Thời gian : 26/06 04/07, 2010. Tại : Phuong Mai Art Gallery Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Các hoạ sĩ trên Qua trang web sau: www.vietnam-art.com.vn.
Chào Mừng Quí Khách Đến Với Phòng Tranh Phuong Mai Online.
Phòng tranh Phưong Mai, được thành lập từ năm 2004, là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa đương đại của các họa sĩ đã thành danh như La Hon, Hồ Hữu Thủ, Tôn Thất Bằng, Đỗ Duy Tuấn, Đặng Can, Lê Xuân Chiểu, Dương Sen, …với nhiều trường phái và thể loại khác nhau trong đó, tranh sơn mài và sơn dầu là 2 mảng nghệ thuật chính. Ngoài ra còn có những tác phẩm mới nhất của những họa sĩ trẻ  tại Việt Nam.
Trừu Tượng.vn@...
(TT&VH Cuối tuần) - Khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 tại Hà Nội bởi V.Tardieu, đồng liêu của H.Matisse, một chủ soái của modernism thì cuộc chiến giữa nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật hàn lâm đã im tiếng súng. Modernism đã ca khúc khải hoàn. Tuy nhiên nhịp giao thoa của mỹ thuật Việt Nam với các trào lưu phương Tây thường chậm khoảng nửa thế kỷ. Ở trường Mỹ thuật Đông Dương các nghệ sĩ Việt thực hành các nguyên lý hàn lâm cổ điển châu Âu và những người tiên...
Một Thế Kỷ Trừu Tượng
Chuyên đề: Hội họa trừu tượng 100 năm Theo chiết tự Hán-Việt, trừu tượng có thể được hiểu như sau: trừu, nghĩa là giữ lại; tượng, nghĩa là hình ảnh; vậy thì hội họa trừu tượng là một kỹ thuật, một thao tác nhằm giữ lại những hình ảnh để nó không đi vào trong tác phẩm. Những hình ảnh này có thể đến từ bất cứ thứ gì: thiên nhiên, hiện thực, tư tưởng, tình cảm... Nhiều nghiên cứu ở phương Tây cho rằng, qua các tác phẩm như Bùa (Le Talisman, 1888) của P.Sérusier, Cánh đồng lúa mì với quạ (Les...
Triển Lãm Tranh Việt Nam Tại Hàn Quốc
TT - 100 bức họa của 25 họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của hội họa Việt Nam như Dương Bích Liên, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Trần Văn Cẩn, Linh Chi, Lưu Văn Sìn... đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Busan (Hàn Quốc) trong khuôn khổ Triển lãm nghệ thuật đương đại Việt Nam tại Hàn Quốc.
Họa Sĩ Nguyễn Đình Đăng Triển Lãm Tại Nhật
TT - Triển lãm các tác phẩm sơn dầu chọn lọc từ năm 1997-2009 mang tên Opus 7 của Nguyễn Đình Đăng đang được tổ chức tại Fazioli Piano Showroom & Art Gallery (Tokyo, Nhật Bản) từ ngày 29-3 đến 29-5. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ bảy của Nguyễn Đình Đăng tại Nhật. Chú thích hình Chú thích hình ...
3 Họa Sĩ Vẽ Chung Bức Tranh Dài 9m
Văn Bảy Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
3 Họa Sĩ Sài Gòn Tìm Ký Ức Qua Triển Lãm "Dấu Vết"
Thất Sơn Chú thích hình Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung đang cập nhật Nội dung...
Triển Lãm Sơn Mài Sài Gòn
Văn Bảy (TT&VH) - sẽ khai mạc ngày 25/1 tại phòng tranh Applied Art (5 Phan Đăng Lưu, TP.HCM) là một sự kiện đáng chú ý về sơn mài. Triển lãm thu hút 51 họa sĩ, trong đó có những tên tuổi quen thuộc như Hoàng Trầm, Hồ Hữu Thủ, Đào Minh Tri, Nguyễn Trung, Lý Khắc Nhu, Dương Sen, Lê Xuân Chiểu, Phạm Tuấn Cường, Mai Anh Dũng, Ca Lê Dũng, Nguyễn Dũng An Hòa, Nguyễn Quốc Hùng, Lê Kinh Tài, Nguyễn Mậu Tân Thư... Tác phẩm Cá (80 x 120cm) của Đào Minh Tri Cuộc trưng bày cho thấy rất nhiều phong...