• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
SƠN MÀI VIỆT NAM _CON ĐƯỜNG DI SẢN

 

 Nguyễn Văn Minh
Nghề sơn được hiểu như một nghề truyền thống, phát triển trên cơ sở hình thành những quần cư nông nghiệp lúa nước. Ban đầu, việc dùng nhựa sơn chỉ có ở vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia hay Thái Lan, … Xuất phát điểm của nó rất có thể từ Trung Quốc rồi lan dần sang các nước khác theo một tiến trình giao lưu văn hóa.
Từ đó, sơn mài Việt Nam trên con đường phát triển, ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của sơn mài các nước, nhất là Trung Quốc, nhưng vẫn khẳng định được bản sắc riêng, độc đáo của mình.

Sự tồn tại và phát triển của văn hóa nghệ thuật ở mỗi dân tộc, mỗi Quốc gia xưa nay bao giờ cũng chịu qui luật tác động, ảnh hưởng hay giao lưu khách quan lẫn nhau. Trong tiến trình lịch sử, có những loại hay chất liệu như: gốm sứ, đồng thau, sơn dầu, sơn mài, v.v… Nhiều dân tộc, nhiều vùng đều có, kể cả cùng một thời kỳ. Song ở mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những đặc thù riêng, không giống nhau (bao gồm những chủng loại, chất liệu giao thoa, du nhập từ dân tộc này sang dân tộc kia). Chính những gì không giống nhau đó là những sáng tạo độc đáo, những bản sắc riêng của từng dân tộc hay của từng vùng. Tìm đúng những bản sắc riêng, những sang tạo độc đáo đó, cũng là phát hiện những tương đồng và dị biệt giữa các nền văn hóa. Từ đó tìm thấy con đường di sản sơn mài Việt Nam.

Sơn mài truyền thống Việt Nam được nhìn nhận qua các loại hình mang tính chuyên môn và lịch sử theo tiến trình của con đường di sản như sau:
Đồ sơn trang trí: Gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng là phục vụ cuộc sống tinh thần qua các đồ thờ trong chùa, đền, đình, cung điện. Các cột kiến trúc, hoành phi, cửa võng, câu đối, khám thờ, bát bửu, kiệu, võng, long đình, tranh thờ, … Một số đồ sơn mang chức năng khác, bởi vì mỗi di vật tự than nó đã chứa đựng chức năng thực dụng và chức năng thẩm mỹ. Việc phân loại những chức năng đồ sơn chỉ là tương đối nhưng những di vật phục vụ đời thường không thể là đồ thờ và  ngược lại, những di vật chế tác phục vụ đồ thờ thì không thể làm vật dụng của đời thường do yếu tố tâm lý tín ngưỡng đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta trong nhiều thế kỷ. Qua các thư tịch mô tả, các nghiên cứu đúc kết từ các tư liệu cho thấy đồ sơn có những đặc tính ưu việt của nó như:

- Tính hấp dẫn ở màu sắc , lộng lẫy, trang nghiêm và sang trọng.

- Tính đa dạng: Những hiện vật có cốt khác nhau sau khi đã phủ sơn làm thay đổi một cách căn bản hình thức bên ngoài, tạo sự liền khối, và đa dạng với mọi kích thước khác nhau.

- Tính kết dính và hòa hợp của sơn với một số vật liệu cốt: Khi kết dính các vật liệu với sơn thì vật liệu trở thành bổ trợ, còn sơn trở thành chất liệu chính. Do đó người ta gọi chúng là đồ sơn, hàng sơn.

- Tính bền đẹp và giản dị: Nhờ màu sắc và nghệ thuật trang trí nên đồ sơn có vẻ đẹp chân phương, sâu lắng. Đẹp trong sự bền vững nhưng không thô kệch, nặng nề.

- Tính khái quát và chi tiết : Đồ sơn không chỉ thể hiện được tính khái quát, ước lệ trên vật thể ở hình khối, sắc độ mà còn thể hiện được tính chi tiết, tỉ mỉ trong trang trí nhưng không làm rối, làm nát sản phẩm. Nhờ màu sơn với những sắc độ gần gũi nhau mà sản phẩm trở nên thống nhất trong một tổng thể.

- Tính dễ bảo quản và dễ tôn tạo: Do đặc tính lý, hóa học, sơn đã góp phần hạn chế đếmn mức cao nhất sự phá hoại của côn trùng, mối mọt và điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Đồ sơn không chỉ dễ bảo quản mà còn dễ sửa chữa, dễ gắn, dễ chắp vá khi bị nứt mẻ hoặc gãy vỡ.

Đồ sơn ứng dụng không chỉ phổ biến trong cuộc sống thừong nhật của nhân dân lao động mà cả trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng. Đồ sơn không chỉ là những vật dụng đơn thuần mà trong nó đã được nâng lên thành hàng hóa. Sản phẩm đồ sơn hiện nay có những giao lưu trao đổi với các nước khác trong khu vực và thế giới. So với Trung Quốc, đồ sơn của họ phong phú và đa dạng hơn về kiểu dáng và màu sắc với các màu xanh lục và cẩm thạch, trong khi đồ sơn chúng ta chỉ có 3 màu: Đen, đỏ và vàng. Nghệ thuật trang trí đồ sơn Việt Nam dung dị, khái quát và ước lệ, còn đồ sơn Trung Quốc thường trang trí công phu, tỉ mỉ và chi tiết với màu sắc rực rỡ.

Sản phẩm là những mặt hàng có tính thủ công mỹ nghệ, trong quá trình chế tác, các công đoạn chủ yếu đều được làm hoặc vẽ bằng tay. Sản phẩm đều được chế tác bằng kỹ thuật có tính cổ truyền qua các công đoạn như: chuẩn bị cốt-vóc, vẽ nhiều lớp mài, đánh bóng hoàn thiện hoặc sơn quang. Bằng những nguyên vật liệu có tính chất truyền thống như: Vàng lá, bạc lá, vỏ trai, vỏ xà cừ, màu son, …và đặc biệt là sơn ta, loại cây được trồng nhiều ở Yên Bái, Nghĩa Lộ, Phú Thọ, …

Trong kho tàng nghệ thuật truyền thống Việt Nam, chất liệu sơn ta đóng một vai trò quan trọng ở những “Hợp thể nghệ thuật kiến trúc-điêu khắc và trang trí” từ đồ nội thất, đồ cung đình đến các chùa, đền, đình, miếu,… Giá trị sử dụng của nó vừa đẹp vừa bền chắc với thời gian, gắn bó với tâm thức, mỹ thức dân tộc.

Tranh sơn mài Việt Nam qua các tác phẩm thể nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật cổ truyền vào việc sáng tác nghệ thuật của các nghệ nhân và họa sĩ Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.

Nghệ thuật sơn mài đã có những chuyển biến rất độc đáo, tinh tế trên mặt tranh: vỏ trứng trắng và cứng được họa sĩ dung để diễn tả chất da thịt mềm mại; màu vàng óng ả đã biến thành ánh sáng mặt trời khi mô tả cảnh đẹp thiên nhiên; màu sơn son thếp vàng quyền quý trở thành dung dị khi diễn tả cỏ cây, mặt nước, quần áo, nhân vật,… Tính chất huyền ảo, sâu thẳm của sơn mài đã được các họa sĩ diễn đạt về những đề tài thích hợp: tâm trạng lãng mạn hay sinh hoạt thôn xóm, cảnh thiếu nữ vui chơi trên mặt hồ, cảnh đình làng vào hội, cảnh đêm trăng v.v….

Ngoài những màu sắc đã sử dụng: đen, đỏ, nâu, vàng, bạc nay có them những hòa sắc mới như lam và lục, làm phong phú them bảng màu sơn mài mà vẫn giữ được bản sắc của chất liệu. Sơn mài thực sự trở thành một loại hình nghệ thuật hội họa độc đáo, những tác phẩm: “Tát nước đồng chime” của họa sĩ Trần Văn Cẩn, “Đánh cá đêm trăng” của họa sĩ Nguyễn Khang, “Bên đầm sen” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, “Con nghé”, “Thánh Gióng”, “Điệu múa cổ” của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, “Hành quân qua bản cũ” của họa sĩ Lê Quốc Lộc, “Nhớ một chiều Tây Bắc” của họa sĩ Phan Kế An, “Trái tim và nồng sung” của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, “Tổ đổi công miền núi” của họa sĩ Hoàng Tích Chù, “Nhà tranh gốc mít” của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ, “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” của họa sĩ Nguyễn Sáng, “Bình minh trên nông trang” của Nguyễn Đức Nùng, “Cảnh Trung du” của họa sĩ Phạm Đức Cường, “Cái bát” của họa sĩ Sỹ Ngọc, “Thôn Vĩnh Mốc” của họa sĩ Huỳnh Văn Thuận, ….là những minh chứng cho thành quả của một giai đoạn hội họa sơn mài Việt Nam.

Qua 3 góc độ của sơn mài truyền thống Việt Nam: sơn mài trang trí, sơn mài ứng dụng và tranh sơn mài, ta nhận thấy rằng để có được vẻ đẹp tuyệt mỹ của một sản phẩm hay một tác phẩm sơn mài, không chỉ đơn giản ở kỹ xảo, kỹ năng chế tác hay kỹ thuật thể hiện mà nó được tạo ra bởi sự kết hợp giữa 3 yếu tố chính, đó là chất liệu, kỹ thuật và nghệ thuật. Trong sơn mài truyền thống, các nghệ nhân đã thành công khi sử dụng 3 phương pháp chính của nghệ thuật trang trí đó là: Trang trí bằng các mảng màu, trang trí bằng tạo chất bề mặt (matière), trang trí bằng hoa văn. Sơn mài truyền thống dù ở góc độ nào cũng là một bộ phận của mỹ thuật Việt Nam, hiện diện đều khắp, đồng thời tương hợp với 3 lĩnh vực chính: Mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật ứng dụng ngày nay.

Mỗi lĩnh vực có vai trò, vị trí, tác dụng, đặc trưng và phương thức hoạt động riêng, nhưng đều đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, và cả 3 loại hình đều thâm nhập, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển trong một phong cách chung của mỹ thuật mang đậm tính cách Việt Nam.

Sơn mài Việt Nam có chung một tiếng nói với sơn mài các nước ở tính trang trí, tính ứng dụng, phục vụ đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng của con người. Nhưng từ nửa đầu thế kỷ XX, sơn mài truyền thống Việt Nam còn có thêm một gái trị mới, đó là đưa chất liệu sơn ta cổ truyền thành chất liệu của hội họa bằng sự ra đời của tranh sơn mài trên nền tảng kỹ thuật sơn truyền thống. Tranh sơn mài tuân thủ nghiêm ngặt qui trình và kỹ thuật từ khâu làm vóc cho đến thể hiện nhằm cho ra đời những bức tranh sơn  mài rất Việt Nam mà không một quốc gia nào có được.

Nhìn chung, sơn mài các nước đều mang tính ứng dụng, trang trí, chưa một quốc gia nào thể hiện tranh sơn mài thành công như Việt Nam. Chính tên gọi sơn mài đã bao gồm cả các công đoạn làm một bức tranh. Sơn là vẽ tranh bằng chất liệu sơn ta; mài là cắt lớp bề mặt bị oxi hóa, để lộ màu sắc bên trong. Tác dụng mài là làm phong phú, sống động hình vẽ mang tính chất hội họa dưới nhiều lớp màu chồng chất. Họa sĩ mài tranh để lộ ra những mảng màu mong muốn đúng chỗ, đúng cảm xúc mang yếu tố ngẫu nhiên hoặc bất thần tìm được trong lúc mài, để làm thành một tác phẩm hội họa. Điều này không nằm trong quy luật sản xuất hàng loạt.

Một yếu tố quan trọng khác là chất sơn lấy từ cây sơn vùng Phú Thọ, Yên Bái của Việt Nam, được gọi là sơn ta (để phân biệt với sơn điều hay sơn công nghiệp), là một trong các loại nhựa sơn tốt trên thế giới. Điều này góp phần cho nghệ thuật sơn mài Việt Nam có một sắc thái tuyệt mỹ. Tuy cũng là chất nhựa của cây sơn, nhưng sơn của ta không thể lẫn với sơn của Nhật Bản hay Trung Quốc… Từ nét đẹp truyền thống đó, ngày nay, sơn mài được các nghệ nhân và các họa sĩ khai thác tối đa tính ưu việt của nó trên mọi chất liệu và khả năng kết hợp của sơn mài với các loại hình nghệ thuật khác, làm phong phú sáng tác nghệ thuật. Một loại hình mới của sơn mài truyền thống có thể gọi là “sơn ta tổng hợp” (theo họa sĩ Hồ Hữu Thủ) dần hình thành và được ứng dụng ngày càng nhiều, báo hiệu một chặng đường mới cho sơn mài VN!

Từ những nhận định trên, ta thấy rằng, nghệ thuật sơn mài VN qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, đã phân hóa thành 3 ngả rẽ song song, vừa hiện diện trong nền mỹ thuật ứng dụng, vừa có trong tác phẩm hội họa. Nó đã thực sự trở thành di sản của dân tộc.

NVM
(Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"