• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Niềm Hoan Ca Của Hội Họa
Điền Thanh

 

Kiệt tác của Henri Matisse là ngôi sao chói lọi, thu hút mọi người xem trong một cuộc triển lãm các họa phẩm trứ danh của hai nền mỹ thuật Nga-Pháp mượn được từ các viện bảo tàng của Nga ở Moscow và St.Petersburg. Giá như lúc này đây bạn được tận mắt thấy tuyệt tác hoành tráng, gây ấn tượng sâu đậm ấy nhan đề “Vũ khúc” (The Dance), trưng bày tại Bảo tàng Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh thì hay biết mấy.

Được nhà sưu tầm Sergei Shchukin đặt vẽ năm 1910 để treo tại đại sảnh mênh mông trong lâu đài Trubetskoy của ông ở Moscow, tác phẩm bậc thầy này đánh bật bất cứ họa phẩm nào treo gần nó. Tại Bảo Tàng Viện Hàn Lâm Hoàng Gia Anh, nó được treo cạnh một kiệt tác tiền Lập thể (pre-Cubist) của Pablo Picasso và đối diện một trong những kiệt tác lừng danh nhất của Bonnard mà bạn chưa hề được thưởng ngoạn bao giờ.
Cho dù đã bao lần bạn được thấy những bản in lại của kiệt tác “Vũ khúc” đi chăng nữa thì lần này được thực sự đứng trước tuyệt tác có một không hai này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bị choáng ngợp, bởi màu xanh lục và xanh lơ của phần phong cảnh càng trở nên dữ dội, mãnh liệt hơn khi nó làm nền tương phản cho màu đỏ da cam của năm nữ vũ công đang nhảy múa, hình thể của họ choáng hết bề mặt tác phẩm (259.7cm x 390.1cm).

Không giống bức cứ tác phẩm hội họa nào mà tôi đã được biết, “Vũ khúc” hình như toát lên hai tốc độ, nhanh và chậm, khi nhịp điệu tăng lên thành một cuộc nhảy múa quay cuồng trong một trạng thái mê ly, ngây ngất, kết quả của những động tác nhịp nhàng với tốc độ cứ tăng dần lên đến đỉnh điểm của cuộc vui. Hình dáng các vũ công, mỗi người mỗi vẻ trong các tư thế điển hình, nổi bật trên nền xanh lam của bầu trời hay của biển cả mênh mông, những con người khổng lồ đó trông như thể đang say sưa khiêu vũ bên mép lề của trái đất, ngay trước mắt ta vậy.
Quan sát kỹ ta mới thấy Matisse đã sử dụng tài tình như thế nào những đường cong của những cánh tay sải dài, chân rướn cao, ngực tròn, bụng và mông để nối người này với người kia thành một vòng tròn khép kín. Ta cũng thấy rõ ràng ông đã tạo được một không gian sâu lắng đến diệu kỳ, huyền ảo, trong khi vẫn nhấn mạnh vào tính phẳng của không gian bề mặt bức tranh.

Sự tập trung cao độ những nỗ lực và tinh thần của các vũ công trong động tác nhảy múa của họ được thể hiện hoàn toàn qua sắc màu và đường nét dường như tới mức có thể bùng nổ bên ngoài khuôn khổ của bức tranh.
Bạn sẽ thấy nhân vật thứ hai từ bên trái được miêu tả tuyệt vời như thế nào: đầu và vai hơi cúi, dường như vũ công này muốn ngừng vòng quay đang sôi động. Đồng thời bốn trong số năm vũ công đều chạm lề khung tranh, điều  này đủ nói lên vũ khúc quay cuồng đến đỉnh điểm của cuộc liên hoan bất tận. Ở mỗi điểm xảy ra tình huống hình ảnh căng thẳng cực kỳ tinh vi và khéo léo đó lại tiếp theo bằng phút giây thư giãn, chùng xuống khi mắt ta bị hút vào những mảng màu xanh lam và xanh lục qua các cánh tay và đôi chân dài của các vũ công.

Ta chỉ thấy được khuôn mặt của một vũ công, nhưng qua nghệ thuật sử dụng sắc màu, Matisse đã diễn tả được niềm say mê vô tận của họ trong một tác phẩm tương hợp về hình ảnh với chính tiết mục vũ khúc “giai điệu mùa xuân” (Rite of Spring) của Igor Stravinsky, do vũ đoàn ba lê Diaghilev của Nga sang biểu diễn tại Paris năm 1913 vậy.
Bốn viện bảo tàng nổi tiếng của Nga, VBT Hermitage, VBT Pushkin, VBT Tretyakov và VBT Quốc gia Nga, đều đã hào phóng cho mượn các tác phẩm của họ tạo nên một cuộc trưng bày đủ để kể lại câu chuyện về những cuộc giao lưu mỹ thuật giữa Pháp và Nga vào 25 năm cuối thế kỷ 19 và 25 năm đầu thế kỷ 20 (1870-1925). Những cuộc giao lưu phong phú và đa dạng này được mở đầu nhờ những tác phẩm của các họa sĩ sa lông Pháp theo lối cổ điển được đưa vào Nga cuối thế kỷ 19, thông qua những môn đệ của họ ở St. Petersburg và Moscow. Trong số những người này có cả Ilya Repin, nghệ sĩ hiện thực vĩ đại của Nga. Tuyệt tác cỡ lớn của ông vẽ chân dung Tolstoy đi chân đất, vận áo choàng thụng của nông dân vẫn là hình tượng được ngưỡng mộ, một trong những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất của nền mỹ thuật Nga.

Bức tranh nghiên cứu có màu sắc trong trẻo vẽ năm 1878 của Vasily Polenov về khu sân sau nhà vào một buổi trưa hè, như một bức ảnh chụp nhanh vô cùng súc tích cảnh một ngôi nhà gỗ ván tàn tạ, với một vài cháu bé chơi đùa trên con đường đất bên nhà, có được độ trong sáng như của tranh Corot. Trong khi tác phẩm “Tuyết tháng Chín – Tuyết Đầu mùa”, 1903, (September Snow) của Igor Grabar lại thể hiện biệt tài của một họa sĩ Nga trong việc dung hòa Chủ nghĩa ấn tượng với môi trường đặc thù Nga.
Tuy nhiên những tác phẩm ấy cũng mới chỉ là những món khai vị cho một bữa đại tiệc trước khi bạn bước vào hai phòng rộng mênh mông trưng bày những tác phẩm mỹ thuật do hai thương nhân đồng thời là hai nhà sưu tầm có đầu óc phiêu lưu nhất chưa từng thấy đem từ kinh đô ánh sáng của Pháp về nước Nga: đó là Ivan Morozov và Sergei Shchukin. Bắt đầu từ năm 1897, sang Paris dự các hội chợ thương mại mỗi năm đôi ba lần, hai thương nhân này đã có tầm nhìn sáng suốt, “dũng khí” và khả năng mua các tác phẩm mỹ thuật mà những người chuyên mua bán có tiếng là cự phách trong lĩnh vực này thời kỳ đó như Ambroise Vollard và Paul Durand-Ruel thậm chí cũng không thể bán được cho những nhà sưu tầm sành chơi nhất ở Paris.

Trong hai người, Morozov tỏ ra bảo thủ hơn, chỉ mua những tuyệt tác của Cézanne là người ông hâm mộ, ông cũng thích trường phái Nabis và Dã thú hơn Lập thể. Tác phẩm của Bonnard mà tôi nhắc đến trên kia – một bức tranh toàn cảnh về miền Grasse nhan đề “Vũ điệu mùa Hè” (Summer Dance) là một bức trong cả series tranh mà Morozov đã đặt vẽ vào khoảng 1902 như một lời đáp lại vui tươi đậm chất tư sản đối với tác phẩm vũ khúc “Fandango Bacchie” (Bacchie fandango) của Matisse treo đối diện.
Cả một bức tường lớn treo từng tác phẩm can Cézanne trong đó có cả bức thuộc bộ sưu tập của Morozov: “Cô gái chơi dương cầm: Khúc dạo đầu Tannhauser”, đây là một tác phẩm hội họa thuộc thời kỳ đầu, khi đó Cézanne đã làm cho âm nhạc trở nên hữu hình khi các mẫu hoa văn trên giấy dán tường, thảm và vải bọc ghế tựa hồ như đang chuyển động trong một điệu múa.

Gần đấy ta được thấy một trong những tranh phong cảnh được sáng tác cuối đời Cézanne vẽ Ngọn núi Sainte-Victoire. Trong đó những sự phân biệt rạch ròi giữa bầu trời và mặt đất, giữa đặc và rỗng, bị biến mất trong những nét bút dày đặc xanh lam và xanh lục trong thật mờ ảo mà nghệ sĩ đã đặt vào vị trí chính diện của tác phẩm.
Những điều đó cho thấy hồi đó nước Nga (thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX) người ta đã được chiêm ngưỡng với quy mô lớn, phong phú các tác phẩm của Cézanne. Giá như đưa thêm được các tác phẩm Lập thể của Picasso vào triển lãm thì ta đã có thể đi ngược dòng tiến hóa nói chung của hội họa chủ nghĩa hiện đại thời kỳ đầu thông qua tài sản tranh thuộc quyền sở hữu của hai nhà sưu tập người Nga, gồm những tác phẩm của Gauguin, Cézanne, Picasso, và Matisse sáng tác.

Trong một phòng trưng bày dành riêng cho “ông bầu”, nhà tổ chức nghệ thuật Sergei Diaghilev, chúng ta thấy ngay những tác động lớn lao của hai bộ sưu tập tranh của Shchukin và Morozov đối với thế hệ đang lên của các họa sĩ tiên phong Nga.
Phòng trưng bày này tập hợp tác phẩm của các nghệ sĩ có liên hệ trực tiếp với những xu hướng tiên phong nhất trong nền mỹ thuật Pháp thông qua những mối quan hệ gắn bó của họ với cả Vũ đoàn ba lê Nga lẫn nhà hát.

Ở đây, lần đầu tiên chúng ta được thưởng ngoạn những tác phẩm bậc thầy tầm cỡ thế giới do các họa sĩ Nga sáng tác như Boris Grigoriev chẳng hạn. Bức chân dung tuyệt tác cỡ lớn của ông thể hiện nghệ sĩ kiêm đạo diễn Vsevolod Meyerhold trông rất bảnh trong bộ trang phục thắt nơ trắng, mũ chóp cao và áo đuôi tôm, đi ngang qua sân khấu, hai tay vung cao, một chân gấp cong, một động tác như thể được thực hiện theo điệu của một dàn nhạc jazz đang núp bóng nơi nào đó.
Từ đây cuộc triển lãm dường như bị tụt hẫng khi ta xem tác phẩm của các họa sĩ Nga, những người sau khi đã tiếp nhận ngôn ngữ của Chủ nghĩa hậu-Ấn tượng đã cố gắng tạo cho phong cách hội họa của họ nét biến tấu Nga bằng cách tìm cảm hứng từ mỹ thuật dân gian như thêu ren (embroidery) và in thô (crude print).

Không phải là vì tôi không thích sáng tác của Natalie Gonchaovna, Mikhai Larionov, hay Marc Chagall, nhưng tình thực mà nói, ta phải xem tranh can họ riêng ra, chứ không phải sau khi đã thưởng thức các “kỳ quan” kia. Cũng gần giống như Chủ nghĩa Ấn tượng Mỹ, các tác phẩm can họ nêu lên vấn đề tính độc đáo như là một yếu tố trong cách chúng ta đánh giá một tác phẩm nghệ thuật.
Và khi ta tới phòng trưng bày tác phẩm của các họa sĩ “Lập thể-Vị lai chủ nghĩa Nga” (Cubo-Futurists), thì chính cái tên đó đã nói lên nghệ thuật của họ phát sinh từ đâu. Vấn đề rắc rối ở đây là Pavel  Filonov và Liubov Popova không hề học Picasso và Braque (hai họa sĩ này không nhận dạy học trò) mà họ theo các “họa sĩ Lập thể Phòng khách” (Salon Cubists) như Gleizes và Metzinger. Cho nên người ta không hề ngạc nhiên khi thấy các sáng tác của họ giống như tranh bắt chước của một tác phẩm bắt chước.

Thế rồi đến phòng trưng bày cuối cùng, có điều gì đó diệu kỳ bỗng bừng lên. Hai họa sĩ tiên phong của thế kỷ XX người Nga, Kandinsky và Malevich, đã sáng tạo nên một nền mỹ thuật trừu tượng còn cấp tiến hơn bất cứ nền hội họa trừu tượng nào mà thế giới đã từng biết đến trước đó.
Hãy so sánh kiệt tác “Ô Vuông Đỏ” (Red Square) của Kazimir Malevich, “Chủ nghĩa hiện thực của họa sĩ khi vẽ một nữ nông dân theo không gian hai chiều” (khoảng 1915) với những mảng hình dạng khác nhau gồm màu thuần khiết trong kiệt tác “Vũ Khúc” của Henri Matisse, ta có thể thấy nghệ sĩ Nga đã tiếp thu sâu sắc biết bao từ họa sĩ bậc thầy người Pháp này trong nỗ lực của mình nhằm đưa mỹ thuật về “độ căng thuần túy của màu và hình”.
Và trong tuyệt tác “Bố cục VII” (Composition VII), 1913, của Wassily Kandinsky, dường như sự bùng nổ của đường nét và màu sắc mà Matisse đã cố ghìm nén trong tác phẩm “Vũ Khúc” giờ đây đã bị châm ngòi cho nổ tung ròn rã biết chừng nào!
ĐIỀN THANH
Sưu tầm và giới thiệu
Theo bài “From Russia A Show that will make you want to dance with pure joy” của Richard Dorment, đăng trên tạp chí Điện tín ngày 23/1/2008
(Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 



 



 
Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"