• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Nhà sưu tập Lê Thái Sơn:
“Giới doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển”
                                                                                                                             Diên Vỹ

 

DÙ CHỈ TỰ NHẬN MÌNH LÀ “NGƯỜI MÊ TRANH” NHƯNG LÊ THÁI SƠN ĐƯỢC BIẾT ĐẾN NHƯ MỘT NHÀ SƯU TẬP TRẺ CÓ TÂM HUYẾT, CÓ KIẾN THỨC VÀ LÒNG YÊU MẾN TÁC PHẨM CỦA NHIỀU THẾ HỆ HỌA SĨ TRONG NƯỚC. LÊ THÁI SƠN CÓ NIỀM TIN RẰNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT VIỆT NAM SẼ PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI.
Lê Thái Sơn thuộc thế hệ những người sưu tập tranh trẻ nhất ở Việt Nam. Khi được hỏi, đã có một thế hệ trẻ sưu tập này chưa, anh cho biết: “Do đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân ngày càng tăng ở tầng lớp trung lưu dần dà sẽ dẫn tới sự phát triển của thị trường nghệ thuật trong nước và từng bước hình thành giới sưu tập tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thế hệ cũng như các nhà đầu tư vào tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là các doanh nhân. Hiện nay chân dung những ngừơi sưu tập trẻ chưa rõ nét nhưng tôi tin rằng trong tương lai chính họ sẽ tạo nên thị trường nghệ thuật tại Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta đang thiếu các trung tâm đấu giá tranh ở Hà Nội- TP. Hồ Chí Minh và các thánh phố lớn- điều mà hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đã làm. Phải có nơi để nhhững người có tiền, đam mê, sở thích sưu tập đến tham gia sinh hoạt, mua bán tranh pháo. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, tôi từng nói rằng sau biệt thự cao cấp, ôtô sang trọng, du thuyền, máy bay…thì các tác phẩm mỹ thuật đỉnh cao sẽ là mối quan tâm của tầng lớp doanh nhân. Ở nhiều nước khác tình hình cũng diễn ra như vậy. Tôi cho rằng chính doanh nhân là yếu tố quan trọng để thị trường mỹ thuật Việt Nam phát triển.
Những sưu tập tranh Việt Nam có giá trị.
Có bao nhiêu bộ sưu tập đáng giá về mỹ thuật Việt Nam? Câu trả lời khó có thể chính xác được, nhưng theo Lê Thái Sơn, có nhiều người Việt âm thầm làm công việc này hoặc ở nước ngoài mà chúng ta chưa biết tới, đặc biệt là những nhà sưu tập nước ngoài. Anh cho biết: "Với 13 năm trong “nghề” này, tôi có dịp đi nhiều, tiếp cận nhiều bộ sưu tập. Theo tôi, có thể phân thành ba nhóm các nhà sưu tập mỹ thuật Việt Nam:
1. Nhóm các nhà sưu tập trong nước: từ người mở đường là ông Đức Minh ( Bùi Đình Thản) cho tới thế hệ tiếp nối như Trần Hậu Tuấn, Bùi Quốc Chí, Danh Anh… Trong nhóm này bộ sưu tập của ông Đức Minh vẫn là số 1.
2. Nhóm các nhà sưu tập ở hải ngoại gồm Lê Thiệp, Tuấn Phạm, Lan Hương, Son Ngo, Hai Ngo, Loan Pháp… , trong số này có bộ sưu tập của ông Tuấn Phạm có nhiều tác giả thời kỳ đầu của mỹ thuật Việt Nam với nhiều tranh quý của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu… Tuấn Phạm là một doanh nhân rất thành đạt tại Mỹ.
3. Nhóm các nhà sưu tập nước ngoài. Khó đưa ra nhận xét thật chính xác về các sưu tập này, tuy nhiên chất luợng tranh từ các sưu tập này không cao so với các sưu tập của người Việt trong và ngoài nước. Ở đây có nguyên nhân là họ không có đủ thông tin và có thể bị những kẻ làm tranh giả lèo lái, nhất là những gì họ mua được từ hai thập niên 1980, 1990 trở lại đây. Song cần lưu ý là có những bộ sưu tập tại Pháp, chủ nhân sở hữu các tác phẩm thời  kỳ đầu của Trường Mỹ thuật Đông Dương( 1925-1945) nhờ mua được trong các thập niên 1940, 1950, 1960 thì chất lượng xuất sắc! Có điều chúng ta ít được xem các tác phẩm ấy, nếu có thì thảng hoặc ở các nhà đấu giá trong khu vực."

Riêng Lê Thái Sơn hiện có tác phẩm của khoảng 100 họa sĩ thuộc nhiều thế hệ, từ các tác giả thời mỹ thuật Đông Dương, khóa kháng chiến (khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam sau này)… cho tới các họa sĩ cùng thời với mình. Anh cho biết mỗi giai đọan lịch sử của mỹ thuật Việt Nam, mỗi tác giả, tác phẩm của từng giai đoạn đều có ý nghĩa đối với công việc sưu tập của mình. Đặc biệt, anh sở hữu rất nhiều ký họa thời  chiến cùng tranh giấy, tranh thuốc nước- loại chất liệu anh yêu thích. Trong sưu tập của Lê Thái Sơn có tranh của các họa sĩ Trần Văn Cẩn, Tạ Thức Bình, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Hiêm, Nguyễn Kao Thương, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Mai Văn Hiến, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Trần Đông Luơng, Hòang Trầm, Nguyễn Văn Kính… với các chất liệu thuốc nước, bột màu, chì than, sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ…
Lưu Công Nhân là tác giả có nhiều tranh nhất trong bộ sưu tập của Lê Thái Sơn, đặc biệt là loạt tranh thuốc nước họa sĩ vẽ những năm 1958-1966. Lý do: Lưu Công Nhân là một bậc thầy về tranh màu nước, hơn nữa nhà sưu tập đã có dịp được gặp, trò chuyện với họa sĩ tại Đà Lạt, đuợc tiếp cận với bộ sưu tập của gia đình Lưu Công Nhân khi ông còn sống và may mắn được mua số tranh từ bộ sưu tập đó. "Tôi rất quý mến và kính trọng con người và tài năng hội họa của Lưu Công Nhân", Lê Thái Sơn nói.
Trong số các họa sĩ đuơng đại, Lê Thái Sơn rất thích Lê Kinh Tài, bởi anh cho rằng tranh Lê Kinh Tài có phong cách rất khác biệt so với thế hệ cùng thời, mạnh mẽ và đầy cảm xúc, phù hợp với cách suy nghỉ đương đại ở các trào lưu mỹ thuật trong hku vực mà anh có dịp tiếp cận qua hội chợ mỹ thuật quốc tế.


Chúng ta chưa trân trọng tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng 
Từng dự nhiều hội chợ mỹ thuật và các cuộc đấu giá tranh của Sotheby’s, Christie’s, Larasati, Borobudur, Lê Thái Sơn cho biết:"Mình có mặt để hiểu và học hỏi vậy thôi chứ rất khó có thể mua tranh các tác giả nước ngoài vì giá tranh của họ thường rất cao so với giá tranh Việt Nam. Tôi có thể dẫn chứng: Tranh của họa sĩ  Affandi- bậc thầy của hội họa Indonesia, cùng thời với Lê Phổ, Tô Ngọc Vân, Mai Trung Thứ…, có giá khoảng 200.000- 400.000 USD/bức trong khi giá tranh Lê Phổ (hiện vào loại cao nhất của Việt Nam) trung bình chỉ khoảng 30.000-50.000 USD/bức. Điều nghịch lý là một tác giả lớn như Nguyễn Trung ở nước ta hiện nay giá tranh cũng chỉ giao động khoảng 5.000-8.000 USD/bức, nếu ông sống ở nước ngoài với tài năng cỡ đó chắc chắn giá tranh phải cao gấp nhiều lần! Nguyễn Trung hiện nay chỉ ngang bằng với giá tranh các hỏa sĩ trẻ, chưa nổi tiếng bao nhiêu tại singapore, Indonesia…”.
Và anh kể gần đây, khi vào một gallery ở Singapore chuyên bán tranh các họa sĩ bản xứ nổi tiếng (thường được trân trọng gọi là “master”- bậc thầy, đó là những tên tuổi thời kỳ đầu của thời kỳ đảo quốc này) mới thấy một bức tranh thuốc nước có giá trị không dưới 10.000 USD/bức. Điều đó cho thấy thị trường tác phẩm mỹ thuật Singapore cũng như các nườc khác ở Đông Nam Á biết trân trọng và giữ thang giá trị tác phẩm cho các họa sĩ nổi tiếng của họ. Mặt khác, điều đó còn phản ánh chất lượng tác phẩm, chất lượng của thị trường nghệ thuật cũng như các ứng xử của công chúng đối với nghệ thuật.
Chính từ hoạt động của thị trừơng nghệ thuật các nước khu vực mà anh đã quan sát được, Lê Thái Sơn cho rằng có thể học hỏi những điểm sau: thứ nhất, Nhà nước cần có các định chế để khuyến khích giới doanh nhân quan tâm đến các tác phẩm nghệ thuật trong nước, từ đó họ mới lưu giữ tác phẩm như những di sản văn hóa; kế tiếp, vì các tác phẩm mỹ thuật là loại hàng đặc biệt nên cần có các sàn giao dịch tác phẩm giống như các nhà đấu giá mà các nước láng giềng với Việt Nam đã xây dựng từ lâu. Phải có nhà đấu giá, sàn giao dịch ấy vì các gallery chỉ là thị trường thứ cấp (thế mà ở Việt Nam, hoạt động của thị trừong thứ cấp này cũng rất èo uột!); điểm nữa là cần có sự phẩm định nghệ thuật công tâm, loại bỏ tranh giả, tranh nhái ra khỏi đời sống văn hóa (tình trạng này khá phổ biến ở nước ta); từng bước tạo thang giá trị cho tác phẩm, sao cho đúng với tầm cỡ, tên tuổi của các tác giả; và cuối cùng cần thường xuyên tổ chức các hội chợ nghệ thuật với sự tham gia của các gallery trong và ngoài nước. Những giao lưu có tính quốc tế như vậy rất có lợi cho thị trường tác phẩm nghệ thuật trong nước và đã được tổ chức đều đặn ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan…

Diên Vỹ

Theo báo Doanh Nhân Sài Gòn Cuối Tuần.
 

5 Tác Phẩm Nghệ Thuật Đắt Giá Nhất Lịch Sử
Thanh Bình 1. Tượng L'Homme qui marche I CNN cho biết, tuần vừa rồi, bức tượng bằng đồng của nghệ sĩ người Thụy Sĩ Alberto Giacometti đã lập kỷ lục mới cho tác phẩm nghệ thuật đắt nhất trong lịch sử, khi được mua với giá 104,3 triệu USD tại phiên đấu giá của nhà Sotheby's, London. Nhà Sotheby's cho biết bức tượng được bán cho một người mua giấu tên. Người này đã hào phóng trả cái giá cao gấp 4-5 lần so với dự tính ban đầu của nhà tổ chức. Bức tượng có tên "L'Homme Qui Marche I" ("Người đi...
"Giai Điệu Mùa Xuân"
Như lời chào mừng năm mới, Phương Mai Gallery phối hợp cùng HSBC và nữ họa sĩ Văn Dương Thành cùng tổ chức cuộc triển lãm mang tên Giai Điệu Mùa Xuân . Với mười tám bức tranh sơn mài, sơn dầu & acrylic, được nữ họa sĩ kiều bào Văn Dương Thành khắc họa những ấn tượng về Hà Nội nói riêng và nét đẹp của quê hương Việt Nam nói chung. VDT-Thiếu nữ & hoa sen Sơn dầu & acrylic -2012 Sự hài hòa, thanh bình và vui tươi là chủ đề chính trong những tác phẩm nổi...
Cuối Năm, Nhộn Nhịp Phòng Tranh
Cuối năm, nhộn nhịp phòng tranh TT - Gần cuối năm, không hẹn mà gặp, các phòng tranh ở TP.HCM liên tục có sự hiện diện của họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành. Đó là triển lãm Màu mưa Huế của ba họa sĩ đến từ Huế: Đặng Mậu Tựu, Phan Thanh Bình, Lê Nhường (tại phòng tranh Phương Mai); triển lãm Cửa của họa sĩ đến từ Đồng Tháp Trần Công Hiến (tại Hội Mỹ thuật TP.HCM); triển lãm Đàn bò một con của họa sĩ trẻ quê Thanh Hóa Nguyễn Thế Dzung (tại Cactus Contemporary Art Gallery); triển lãm Mùa gặt của...
“Màu Mưa Huế” Ở Phương Mai
VỚI BA MƯƠI LĂM TÁC PHẨM TRONG TRIỂM LÃM MÀU MƯA HUẾ , BA HỌA SĨ ĐẶNG MẬU TỰU, PHAN THANH BÌNH VÀ LÊ NHƯỜNG ĐÃ MANG ĐẾN PHƯƠNG MAI GALLERY (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1, TP. HỒ CHÍ MINH- TỪ 27-11 ĐẾN 4-12-2011) NHỮNG CUNG BẬC SẮC MÀU RIÊNG BIỆTCỦA HỘI HỌA ĐẤT CỐ ĐÔ. Lấy tên gọi Màu mưa Huế bởi theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu, triển lãm được khai mạc ở sài Gòn vào lúc Huế đang mùa mưa. Có thể hiểu đây là một cách biểu thị tình yêu đối với Huế và với cả mùa mưa dầm xứ Huế, mà theo họa sĩ Đặng Mậu Tựu thì...
Triển Lãm Tranh Về "Đặc Sản" Mưa Huế
TT&VH) - Festival Huế 2012 sẽ chọn mưa như một thứ đặc sản để chào đón du khách thập phương. Hôm qua (27/11), tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM), đã khai mạc triển lãm Màu mưa Huế với 35 họa phẩm của ba họa sĩ đến từ Cố đô...
“Màu Mưa Huế” Trong Ánh Nắng Sài Gòn
Màu Mưa Huế trong ánh nắng Sài Gòn Vào mùa này, những cơn mưa lớn nhỏ đang nối đuôi nhau rả rích ở Huế. Mưa buồn đến da diết, não nề, như làm ngưng đọng thời gian và ngăn trở mọi sinh hoạt ngoài trời. Mưa khoác cho Huế một vẻ trầm mặc, xao động đến nao lòng,... Hãy tưởng tượng, nếu một vài tháng liên tiếp không có mưa thì Huế sẽ ra sao nhỉ ? Mọi người sẽ thắc mắc ông trời sao lạ rứa! . Nói thế để hiểu, Huế gần như mưa quanh năm, chỉ khác chăng là mưa ít mưa nhiều mà thôi. Cũng vì mưa nhiều...
Xem Tranh Sơn Mài Của Dương Tuấn Kiệt
Xuân Nguyên PNO - Từ một thợ vẽ quảng cáo cho các rạp chiếu phim, Dương Tuấn Kiệt đã chăm chỉ sáng tác để trở thành một họa sĩ tài năng được giới chuyên môn đánh giá cao. Họa sĩ Dương Tuấn Kiệt sinh năm 1940 tại Tân An (Long An). Năm 1959, vì yêu thích hội họa, ông theo học 1 năm dự bị tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định. Nhưng không đủ khả năng tài chính để học tiếp, ông chuyển sang vẽ phông cho các rạp chiếu bóng Sài Gòn như Đại Nam, Kinh Thành, Nguyễn Văn Hảo… và các gánh cải lương....
Họa Sĩ Huy Thanh Triển Lãm Tranh Thủy Mạc Phật Giáo
Họa sĩ Huy Thanh triển lãm tranh thủy mạc Phật giáo PHẠM THƯ CƯU TT - Trong khuôn khổ lễ hội Quán Thế Âm, một lễ hội văn hóa truyền thống Phật giáo của vùng Quảng Nam - Ðà Nẵng, từ ngày 21 đến 23-3 (tức 17 đến 19-2 âm lịch) tại Ngũ Hành Sơn, TP Ðà Nẵng, họa sĩ Huy Thanh sẽ trưng bày 32 bức tranh và thư pháp mang chủ đề Ánh trăng thiền. Tác phẩm Xem hoa đào ngộ đạo của họa sĩ Huy Thanh 32 bức thư pháp và tranh thủy mạc với chất liệu lụa, mực nho, sơn dầu... mang đậm sắc thái thiền, tượng...
4 Cuộc Triển Lãm Mỹ Thuật Mừng Ngày 8/3
H. Nhân (TT&VH) - Hôm qua 2/3, tại gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1) đã khai mạc triển lãm Niềm vui tháng 3 với sự tham gia của 7 nữ họa sĩ: Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Hứa Diệu Nữ, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan. Cả 7 nữ họa sĩ này gặp nhau trong Niềm vui tháng 3 theo lời mời của gallery Phương Mai với riêng từng người. Trước đó, ngày 1/3, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM đã khai mạc triển lãm Sài Gòn Xuân với sự góp mặt của 57 nữ họa sĩ. Có thể nói đây là cuộc triển...
Sắc Màu 8 Tháng 3
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 3 THÁNG 3 NĂM NAY, TẠI TP.HỒ CHÍ MINH DIỄN RA MỘT LOẠT TRIỂN LÃM TRANH CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ Ở SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI. CHƯA BAO GIỜ CÁC CÂY CỌ NỮ LẠI CÓ MỘT CUỘC BIỂU DƯƠNG LỰC LƯỢNG ĐÔNG VUI NHƯ VẬY. Mở đầu là triển lãm của Câu lạc bộ mỹ thuật nữ tại trụ sở Hội Mỹ Thuật thành phố( 218A Pasteur, quận 3, khai mạc ngày 1/3); đây là hoạt động định kỳ không thể thiếu của một câu lạc bộ nghề nghiệp có số thành viên vượt trội so với nhiều câu lạc bộ mỹ thuật khác.
Triển Lãm Nghệ Thuật "Niềm Vui Tháng 3"
Niềm vui tháng 3 H.Lan Chú thích hình Triển lãm Niềm vui tháng 3 của nhóm hoạ sĩ nữ Nguyễn Thị Tâm, Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Thu Hương, Minh Nguyệt, Bạch Lan, Hứa Diệu Nữ diễn ra vào đúng dịp Quốc tế phụ nữ 8/3. Có lẽ vẫn còn vương vấn với không khí Tết cổ truyền nên Niềm vui tháng 3 mang nhiều sắc xuân, sinh động và vui tươi. Hoạ sĩ Bạch Lan trung thành với phong cách Tân cổ điển, tạo nên những nốt trầm đầy rung động và sâu lắng, đầy bất ngờ và cũng rất táo bạo với những cô gái khỏa...
Ký Ức, Lá & Hoa Của Tôn Thất Bằng
Hồng Sơn Tác phẩm Ngày đó bên nhau của Họa sĩ Tôn Thất Bằng Nhạc sĩ - họa sĩ đến từ Đà Nẵng Tôn Thất Bằng vừa xông đất mở hàng đầu năm cho gallery Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) bằng một triển lãm tươi rói sắc xuân với chủ đề Ký ức, lá và hoa. Những họa tiết trở đi trở lại thường xuyên trong tranh của Tôn Thất Bằng như đồng xu gieo quẻ, hình bào thai khởi đầu sự sống, những chiếc lá, hoa… đã đóng dấu thương hiệu cho tranh của anh. Theo nhà văn nhà phê bình Đặng Tiến, tranh Tôn...
Miền Ký Ức Của Tôn Thất Bằng
Từ ngày 20-28.2 tại Gallery Phương Mai (Q.1- TP.HCM) diễn ra triễn lãm tranh của họa sĩ Tôn Thất Bằng, mang chủ đề ký ức: Lá và Hoa… Sinh năm 1963 tại Quảng Trị. Lớn lên và sinh sống tại Đà Nẵng. Mang 36 bức tranh sơn dầu và một cây đàn ghi-ta vào TP. HCM trong những ngày đầu năm 2011, Tôn Thất Bằng muốn kể lại cho những ngừơi yêu tranh ở phía Nam nghe những hoài niệm luôn ám ảnh tâm trí anh, về một thời thơ ấu ở vùng quê Quảng Trị
Tôn Thất Bằng- Ký Ức : Lá Và Hoa
Nhà phê bình nghệ thuật Đặng Tiến Quan hệ giữa người nọ và người kia, thường khi là do môi trường hay sinh hoạt xã hội, khởi đầu từ một địa phương. Nhưng cũng có khi do cơ duyên, như tình bạn giữa họa sĩ Tôn Thất Bằng và tôi, hai người xa lạ, gặp nhau tình cờ trong một dạ hội từ thiện, vào một ngày đầu xuân Đinh Sửu, 2009, tại Đà Nẵng. Thời điểm này anh cao hứng, sung mãn, sáng tác nhiều tranh lớn, theo phong cách riêng. Từ xuân ấy đến xuân này, ròng rã hai năm, anh miệt mài làm việc cho...
Triển Lãm Nghệ Thuật : " Ký Ức: Lá Và Hoa"
Triển lãm nghệ thuật " Hoài niệm: Lá và Hoa" Của họa sĩ Tôn Thất Bằng Thời gian :20/2 28/2, 2011 Tại : Phòng tranh Phương Mai Địa chỉ: 129B Lê Thánh Tôn , Q.1 Quí vị có thể xem tranh của Hoạ sĩ trên Qua trang web sau:...
Robert Mihagui: Vẽ Để Tìm Bóng Mẹ Việt Nam
(TT&VH) - Họa sĩ Robert Mihagui mang hai dòng máu, cha người Pháp, mẹ người Việt. Ông sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, năm 13 tuổi ông theo cha về Pháp nhưng nỗi nhớ quê mẹ chưa bao giờ nguôi. Năm 1998, ông về Việt Nam để đi du lịch, ông thấy Việt Nam, nhất là Sài Gòn vẫn còn nhiều nét thân quen như thuở nhỏ ông từng sống nơi đây trước khi sang Pháp, nên quyết định thường xuyên về. Kể từ đó, mỗi năm ông sống ở Việt Nam khoảng 6 tháng. Hơn 10 năm đi tìm mẹ Sống trong cảnh cũ, Robert càng nhớ...
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG CỦA ROBERT MIHAGUI
SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG ĐÔNG VÀ TÂY CỦA HỌA SĨ ROBERT MIHAGUI GỒM 30 BỨC TRANH SƠN DẦU THEO PHONG CÁCH TRỪU TƯỢNG LÀ TRIỂN LÃM CUỐI CÙNG KHÉP LẠI CUỐI NĂM 2010 CỦA GALLERY PHƯƠNG MAI (129B LÊ THÁNH TÔN, Q1,TP.HỒ CHÍ MINH, TỪ 12-20/12). Từ năm 2006 đến nay, đây là lần thứ ba Robert Mihagui tổ chức triển lãm cá nhân tại Việt Nam, quê mẹ của ông. Họa sĩ sinh năm 1945, Phú Thọ là nơi ông sinh ra và sống đến năm 13 tuổi, sau đó theo cha sang Pháp định cư. Nơi ông có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa...
Triển Lãm "Sắc Màu Quê Hương: Đông & Tây"
(TT&VH) - Triển lãm của họa sĩ Robert Mihagui - một người Pháp gốc Việt đang diễn ra tại phòng tranh Phương Mai (129B Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM) với 30 tranh sơn dầu vẽ phong cảnh theo khuynh hướng trừu tượng. Robert Mihagui sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, ông học hội họa từ năm 1961 đến 1964 tại Pháp. Mỗi năm, Robert Mihagui thường dành 6 tháng về Việt Nam để tìm hiểu văn hóa Việt và vẽ tranh.
Triển Lãm Của Lý Trực Sơn, Đào Châu Hải: Một Ngày Suy Tưởng
(TT&VH) - Chiều qua 11/12, tại Viet Art Centre đã khai mạc một triển lãm kỳ lạ ghép đôi điêu khắc - hội họa của hai tác giả tuổi trung niên nhưng lão thành trong nghề nghiệp: họa sĩ Lý Trực Sơn (sinh năm 1949) và nhà điêu khắc Đào Châu Hải (1955). Triển lãm có tên Không vô can và Ballad Biển Đông (kết thúc ngày 16/12). Lý do trực tiếp, quan trọng dẫn tới triển lãm lạ lùng này: Giữa năm vừa rồi, họ có một chuyến ra thăm Trường Sa… TT&VH xin giới thiệu bài viết của họa sĩ, nhà phê bình Phan...
Họa Sĩ Đinh Gia Thắng: Mẹ Như Mọc Lên Từ Non Sông Đất Nước...
(TT&VH) - Ngày 10/12 vừa qua, Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ (xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã từ trần, thọ 106 tuổi. Với 9 người con của mẹ, cùng 2 người cháu ngoại và một người con rể hy sinh cho cách mạng, mẹ Thứ đã trở thành một biểu tượng sừng sững về những cống hiến, hy sinh to lớn của các bà mẹ Việt Nam trong chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà họa sĩ Đinh Gia Thắng đã lấy nguyên mẫu từ mẹ Thứ để sáng tác tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng đang được xây dựng...