• Banner hội họa VN
  • Banner hội họa VN
HỘI HỌA VIỆT NAM
Hội Họa Pháp & Ảnh Hưởng Của Nó Tại Đông Dương
Nguyễn Văn  Minh

 

Trong hội họa, nước Ý đi trước các nước Châu Âu. Những năm 1300, Ý đã có những họa sĩ lớn, và từ năm 1400, có những danh họa vô song. Dòng họ Médicis gần như đã đam mê, ủng hộ nghệ thuật một cách cuồng nhiệt, làm sống động một sự phục hưng, và chính sự phục hưng này đã làm cho những nhà cầm quyền độc tài ở Florence, những giáo hoàng ở Rome, thấy được màu máu của nó cũng đã chảy trong những tĩnh  mạch của các ông vua nước Pháp. Chuyển động phục hưng này đã được hưởng ứng một cách nhanh chóng tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan, Anh.

Tại Pháp, trước năm 1500, không thể ngăn cản tình trạng đầy rẫy các kiệt tác Florence qua những  nguyên bản của trường phái Avignon hoặc của Paris, những hình vẽ, những chân dung tuyệt đẹp của Jean Fouquet, của Jean Clouet. Thời kỳ này là thời đại của Francois đệ nhất, người đã có công lao khai sáng không chỉ của văn chương và khoa học, mà còn là cha đẻ của hội họa Pháp. Ông đã bắt đầu sự trị vì của mình bằng hành động khuyến khích sự nguy nga và tráng lệ, bằng việc tập hợp những bộ sưu tập hội họa đem về Pháp trước thời Phục Hưng và Léonard de Vinci, và ở đó, chúng làm bạn với ông. Ảnh hưởng của ông đã đánh dấu trường phái Fotainebleau-trường phái ghi đậm dấu ấn nền hội họa Pháp. Và cũng từ vị vua này, những họa sĩ lớn của Pháp đã hình thành một chuỗi mắt xích liên tục xuyên suốt thời gian cho đến nay. Sao lại không có sự ghi nhận từ Đức, nước đã có một sự bắt đầu tốt đẹp dưới thời Phục Hưng, và đã không còn gì từ những họa sĩ lớn của Đức sau cải cách? Còn trường phái Anh? “Điều này gần như không tồn tại”-họa sĩ Renoir đã trả lời. “Trường phái Anh, đó là một sự bắt chước từ tất cả”- Họa sĩ Van Dyck (Hà Lan) đã bày tỏ nhìn nhận về trường phái này với ông ta chỉ có vậy.

Vào thế kỷ XVII, những người Ý đến với hội họa một cách buồn chán, ngưng trệ. Họ còn một vài tên tuổi lớn cách khoảng với nhau cho đến cuối thế kỷ tiếp theo, sau đó, không còn gì nữa. ngược lại, Hà Lan chiếm được một chỗ lớn trong hội họa cho đến giữa thế kỷ. Tây Ban Nha có một trường phái tuyệt vời bao gồm ba tên tuổi lớn: Gréco, Vélasquer và Goya. Chỉ có Pháp, thẳng tiến từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ năm này đến năm khác với những tên tuổi lớn của hội họa. Cũng từ thế kỷ XVII, tính cách của Trường phái Pháp được khẳng định. Đó là Poussin, Philippe de Champaigne, anh em nhà Le Nain, nhất là Louis (người được Picasso ngưỡng mộ mạnh mẽ), George Dumesnil de la Tour và Claude Lorrain,… đã xướng danh một loạt những họa sĩ lớn về phong cảnh cho thời đại chúng ta.
Thế kỷ XVIII còn nhiều hơn nữa. Để hiểu ảnh hưởng của trường phái Pháp đối với hội họa hiện đại, hãy cùng đối chiếu các tác phẩm “Sự phân xử của Paris” của Watteau với tác phẩm của Renoir từ những năm 1910 đến 1918. Trong đó, đặc biệt là tác phẩm “Những nữ phục vụ nhà tắm”; “Tấm kính pha lê” và “Sự tự do” của Fragonard; chân dung chải chuốt, trong trẻo của Diderot hoặc vài “hình ảnh tưởng tượng”, những chú tâm của Chardin cho một ánh sáng đẹp trên bề mặt bức tranh trở thành những bận tâm của Cézanne, cũng như nhiều họa sĩ khác.
Thế kỷ XVIII của chúng ta là một thế kỷ vĩ đại, ở đó có những họa sĩ lao động quyết liệt. Fragonard đã từng có 14 năm làm học trò trong xưởng họa của Boucher. Watteau làm 27 năm tại Viện Hàn lâm Nghệ thuật Hoàng gia. Thời điểm này, người ta rất kính trọng những giá trị truyền thống, đồng thời cũng rất yêu mến những cái mới. Họ nhận ra rằng “Hội họa làm nên niềm vui, hạnh phúc từ những đặc thù của cái riêng và nó đã góp phần vinh quang cho đất nước”.

Kể từ ba thế kỷ tiếp theo, những nhà chính trị lớn tại Pháp đã đóng vai trò bảo trợ cho nghệ thuật. Cuộc cách mạng Pháp đã kết thúc thế kỷ XVIII, tiếp sau đó, là giai đoạn ngắt quãng tính liên tục của tiến trình hội họa Pháp, do đế chế, như phong cách Napoléon trong nghệ thuật trang trí “là một kiểu phô trương, linh tinh, lỗi thời gần như kiểu trang trí của Ai Cập và Trung cổ”, đặc biệt trong những năm 70 của nền Đệ tam Cộng hòa, một chế độ thật “nghèo nàn về phụ nữ và ngựa” như tính cách của Anatole!
Ở Châu Âu vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có sự xuống cấp thị hiếu trong số đông giới quan chức. Ta có thể khảo sát trong thứ tự theo thời gian, những tác phẩm của các họa sĩ kể từ năm 1789 đến nay như: Ingres, Delacroix, Corot, Manet, Cézanne, Renoir, Gauguin, Matisse, Dufresne,…

Sự phát minh của nhiếp ảnh đã làm ra những tiến bộ càng nhanh chóng. Bên cạnh các họa sĩ Ấn tượng đã say mê hướng đến màu sắc để diễn tả những phản chiếu từ thực tế có một dòng nước xoáy kỳ lạ những ý tưởng phong phú trong nghiên cứu những xu hướng nghệ thuật mới. Ta hiểu hơn về những tác phẩm của các họa sĩ “Ánh sáng”, sau này quen gọi “Phái Ấn tượng” hoặc “Phái Lập thể”. Người ta cũng hiểu tốt hơn những nghiên cứu gần đây của Matisse, của nhóm Roland, Oudot, Brianchon, Legueult, Inguimberty về tinh thần đơn giản hóa và những kiểu thức Ả Rập. Những nhóm này đã có ít nhiều ảnh hưởng đến hội họa Việt Nam.

Tác động lớn nhất đến hội họa Đông Dương vào năm 1925, đó là trường mỹ thuật được thành lập tại Hà Nội. Có thể nói, từ trước khi có trường mỹ thuật, hội họa Đông Dương vẫn còn đang ngủ mê trong sách vở với cọ vẽ và mực tàu; quanh quẩn với cảnh vật tưởng tượng như: núi, cây cỏ, hoa lá hoặc các con thú, …trong sự tồn tại mờ nhạt của nền giáo dục hội họa Trung Quốc. Năm 1925 là thời điểm quan trọng cho các họa sĩ Việt Nam tiếp cận với hội họa Châu Âu. Và họ đã không sai lầm, đã tiếp thu những khái niệm Châu Âu, đồng thời, họ cũng, kính cẩn ghi nhớ người thành lập ngôi trường của họ-họa sĩ Victor Tardieu- với hình ảnh thân quen từ cây gậy cầm tay, những đôi giày nỉ, áo gilet sọc và sợi dây đeo đồng hồ, mái tóc trắng toát, đôi mắt sống động nằm sau cái mũi giàu nghị lực. Đó là hình ảnh một con người năng động và có một phẩm chất hiếm có nhất: sống ẩn dật, tránh chỗ phồn hoa. Ông tự cho mình là một họa sĩ bình thường (có thể nhận ra điều này từ các tác phẩm của ông). Bên cạnh họa sĩ Victor Tardieu, một trong những giáo sư thực tài, họa sĩ Inguimberty đã tạo nên một chuyển động mới cho hội họa Đông Dương và đưa sơn mài vào phục vụ cho hội họa. Những cống hiến này của các ông, đã mang đến một vị trí lớn lao trong lịch sử nghệ thuật Đông Dương được bắt đầu bằng sự cất cánh tốt đẹp bởi tất cả những nghệ sĩ lớn của mọi thời gian luôn nghĩ rằng nghệ thuật phải đi trước…

Riêng Việt Nam, người Việt Nam có quyền tự hào về nghệ thuật của họ vì trong sự chuyển mình của nghệ thuật hiện tại, không từ nguyên bản của người Pháp. Khi trao đổi với một vài họa sĩ của đất nước này, chúng tôi hiểu rằng, đôi khi họ cũng sợ mất nhân phẩm khi liên lạc với Châu Âu. Để chống lại tư tưởng ấu trĩ này, với tài năng của họ, tôi muốn nói điều sau:
Ở bờ của một hồ nước hình bán nguyệt, tọa lạc một ngôi chùa nhiều tầng, có trang trí thật hấp dẫn và tương đồng với phong cách Trung Quốc. Tòa thờ rộng lớn được đặt chung quanh đầy những đồ trang trí bằng sơn mài và những chiếc bình sứ Trung Quốc. Ta có thể bắt gặp ngôi chùa này ở đâu?- giữa trung tâm của nước Pháp! Công tước Choiseul, người dựng ngôi chùa, đã dời và đặt lại rất gần khu vực mai táng Léonard de Vinci, trong một lăng mộ mà nhiều người nói đã thấy ở Bắc Bộ hoặc ở xung quanh Huế. Trong khi mộ địa là một mộ địa ở Ý. Tổng thể cũng như chi tiết của ngôi chùa, của mộ địa hoặc của ngôi mộ đều hoàn toàn Pháp.
Vậy, chỉ có duy nhất phương pháp, chính là từ tài năng để làm chủ trong những dạng thức, những kỹ thuật. Và chúng ta vinh hạnh để nói rằng, những nghệ sĩ Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân…đã minh chứng hùng hồn cho điều đó qua nhiệt tâm cống hiến quên mình cho nền nghệ thuật của đất nước họ.
NGUYỄN VĂN MINH
Biên dịch từ tạp chí Indochine số tháng 9-1947
Trích từ báo Thông Tin Mỹ Thuật Trường ĐH Mỹ Thuật Tp.HCM số 23-24 tháng 11 năm 2008)



 

Phương Mai Gallery- Tranh Tâm Linh.
Ý nghĩa ẩn trong 4 kiệt tác hội họa thời Phục Hưng mà giới quý tộc nào cũng am hiểu
Đó đều là những tác phẩm để đời, là sự tiên phong thể hiện bước chuyển mình của hội họa châu Âu trong thế kỷ 16. Lịch sử hội họa phương Tây có lẽ đã thay da đổi thịt trong thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Sau hàng trăm năm bị lãng quên, tinh hoa văn hóa từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại một lần nữa lại sống dậy trong thế kỷ 14. Rồi đến thế kỷ 16, có thể nói toàn bộ châu Âu đã chuyển mình sang một loại hình mỹ thuật hoàn toàn mới. Đằng sau thay đổi trong phương pháp nghệ thuật là khao khát được làm mới lại, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và làm sáng tỏ các tiên đề thẩm mỹ. Những danh họa hàng đầu thời kỳ này có thể kể đến như Da Vinci, Michelangelo, Raphael (Raffaello), Paolo Veronese... - đại diện cho đỉnh cao của mỹ thuật và đã được nhiều họa sĩ khác học hỏi.
NXB Seuil công bố 65 bức họa thất lạc của Van Gogh
Các tác phẩm tuyệt đẹp của Van Gogh vẽ trên một cuốn sổ lớn vừa được tìm thấy gần đây ở Provence, Pháp, sẽ được in đúng theo kích cỡ gốc và tập hợp lại trong cuốn “Le brouillard d’Arles”. Tác phẩm vừa được Bogomila Welsh-Ovcharov, chuyên gia nghiên cứu về danh họa người Hà Lan, giới thiệu và sẽ được xuất bản ngày 17/11 ở Pháp, Mỹ, Anh quốc, Hà Lan, Đức, và ở Nhật sau đó ít lâu.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị chứng mất trí.
Dự án của Bảo tàng phát hiện ra rằng việc ngắm các tác phẩm nghệ thuật rất hữu ích cho bệnh nhân bị mất trí. Họ cảm thấy vui vẻ hơn và bớt lo lắng khi xem nghệ thuật.
“MỸ THUẬT 2015” – Triển lãm nghệ thuật chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Triển lãm nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam
ĐÊM ĐẤU GIÁ TỪ THIỆN HOA HẬU HOÀN VŨ Việt Nam 2015
Trong đêm đấu giá, những vật phẩm giá trị được đóng góp bởi các nhà tài trợ được mang đấu giá. Toàn bô số tiền đấu giá được sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện cuộc thi. Những vật phẩm trong đêm đấu giá gồm: một sợi dây chuyền ngọc trai, một chai rượu, phiếu đánh golf và nổi bật hơn hết là bức tranh “Dáng ngọc” của họa sĩ Bạch Lan được quyên góp bởi Phương Mai Gallery, Tp.HCM ...
Triển Lãm Biển Mặn - Bộ Sưu Tập Của Họa Sĩ Tô Minh
Mạnh mẽ và chắc chắn, từng đường cọ của Tô Minh đã khắc họa một cách sinh động nhất cuộc sống của người dân nơi miền biển này. Vất vả mưu sinh, cực nhọc dãi dầu sương gió, nhưng niềm vui lao động vẫn ánh lên trong đôi mắt mỗi người.
Họa Sĩ Pháp Kể Chuyện Bán Tranh
20 bức tranh triển lãm của ông đều theo phong cách bán trừu tượng, nghĩa là chỉ vẽ màu sắc chứ không vẽ hình, nhưng người xem có thể đoán ra hình đó là gì. Robert Mihagui cho rằng đó là phong cách đang được chuộng ở Pháp.
Triển Lãm Sự Phản Chiếu Của Họa Sĩ Robert Mihagui
Không gian trưng bày triển lãm Ngày 31 tháng 1 năm 2015, tại phòng tranh Phương Mai đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm Sự Tương Phản - triển lãm cá nhân của họa sĩ Robert Mihagui. Triển lãm diễn ra vào tháng đầu tiên của năm mới, và cũng là triển lãm đầu tiên của gallery trong năm nay như một sự thúc đẩy cho một năm mới với nhiều hoạt động nghiên cứu sôi nổi của ngành Mỹ thuật Việt Nam nói chung cũng như phòng tranh Phương Mai nói riêng. Trong triển lãm ngày hôm nay, Họa sĩ Robert Mihagui...
Thị Trường Tranh Việt: Trên Trời Hay Dưới Đất?
Mới đây, Nhà đấu giá Larasati tại Singapore đã đưa 11 bức tranh của các tác giả Việt Nam được biết đến rộng rãi ra đấu giá thành công: các bức tranh đã được bán hết. Nhưng giá toàn bộ tranh đều thấp hơn dự kiến, thấp đến mức khi nhẩm ra tiền Việt, nhiều người Việt không khỏi thấy tiếc khi không có cơ hội mua số tranh này ngay từ trong nước. Tranh Nguyễn Thái Tuấn Quả là tiếc! Bây giờ, nhiều người vẫn vào các trang web nghệ thuật để bày tỏ sự tiếc nuối vì bức tranh "Xanh dương" (sơn dầu,... http://www.doanhnhansaigon.vn/su-kien/thi-truong-tranh-viet-tren-troi-hay-duoi-dat/1083571/
Nguyễn Tư Nghiêm: Một Thế Giới Bí Ẩn
Nghiêm - Liên - Sáng - Phái, đó là cách gọi tên bốn bậc danh tài mà giới am hiểu hội họa đã “sắp đặt” bấy lâu. Trong bốn người, chỉ còn lại mình ông: họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm vẫn bí ẩn trong thế giới của riêng mình.
Triển Lãm "Sự Tương Phản"
Triển lãm Sự Tương Phản TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Phòng tranh Phương Mai xin trân trọng giới thiệu Triển lãm: TRIỄN LÃM THE REFLECTION SỰ TƯƠNG PHẢN HỌA SĨ ROBERT BOUCHIN (MIHAGUI) Họa sĩ Robert sinh năm 1945 tại tỉnh Vĩnh Phú, Việt Nam; ông là người Pháp gốc Việt. Năm 16 tuổi, ông học hội họa tại Surgeres-37, Pháp (1961-1964) và trải qua các khóa học vẽ tại Montmartre. Với niềm đam mê và tài năng, Robert đã khẳng định mình khi tuổi còn khá trẻ....
Tô Minh - Triển Lãm "Biển"
cả bao la rộng lớn từ xưa đến nay đã là một đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc cho các thi sĩ, họa sĩ. Tô Minh cũng là một trong những họa sĩ Việt Nam khai thác thành công đề tài này. Đối với ông, cả không chỉ là một đề tài mà còn là quê hương của ông, vùng Phan Thiết. Chính vì thế, hình ảnh của , con người và cuộc sống của gắn liền với cả thường xuyên xuất hiện trong tranh của ông. Đặc điểm tranh Tô Minh là những đường bay mạnh mẽ mà điêu luyện kết hợp với lối sử dụng lớp sơn dày tạo cho tranh...
Bạch Lan - Triển Lãm " Những Giấc Mơ"
Qua ngòi bút của sự lãng mạng, cùng dáng hình người mờ ảo của người con gái và đóa sen, bộ sưu tập tranh này của họa sĩ Bạch Lan sẽ đứa chúng ta qua những cung bậc cảm xúc hoàn toàn khác nhau.Hãy đến và cảm nhận.
Một Chặng Đường Của Phương Mai
Nhân dịp khai trương một chi nhánh mới, chủ nhân gallery Phương Mai đã tổ chức triển lãm một phần bộ sưu tập của mình tại số 9 Phan Chu Trinh, Q.1 (từ 31-7 đến 3-8-2013). Nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường, chủ nhân gallery Phương Mai cho biết rằng 25 bức tranh này ở trong số gần 50 bức được anh sưu tầm từ năm 2007 đến nay, là tác phẩm của nhiều họa sĩ với những phong cách tạo hình riêng biệt mà anh rất ưa thích và dành riêng cho mình, không bán dù có những lúc thật gay go, thiếu tiền lo chi...
Sưu Tập Tranh “Đẹp Và Lạ...”
TT - Từ ngày 31-7 đến 3-8, nhà sưu tập Nguyễn Quang Cường - chủ phòng tranh Phương Mai gallery - sẽ triển lãm bộ sưu tập của anh với chủ đề Một chặng đường tại số 9 Phan Chu Trinh (Q.1, TP.HCM).
Đi Tìm Cú Hích Cho Thị Trường Tranh Việt
Nhiều vấn đề nóng liên quan đến thị trường tranh Việt đã được đặt ra trong cuộc tọa đàm Chờ ai lưu giữ văn hóa Việt Nam qua tranh mỹ thuật, nếu đó không phải là người Việt do Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Mỹ thuật đương đại gallery Không Gian Xanh tổ chức vào đầu tháng 12 tại Câu lạc bộ Xanh (Lagi Bình Thuận). Một gallery tranh chép tại TP. Hồ Chí Minh Đề tài của cuộc tọa đàm thật ra không mới, nhưng trong thời điểm hiện nay, khi mà thị trường tranh Việt đang gặp nhiều khó khăn...
Màu Châu Thổ Chảy Trong Huyết Quản
NhưTT&VH đưa tin, lão họa sĩ Lê Triều Điển vừa khai mạc triển lãm tại gallery Phương Mai, số 7 Phan Chu Trinh, Q.1, TP.HCM đối diện cửa Tây chợ Bến Thành. Với Lê Triều Điển, dường như tuổi cao không khiến ông ngừng sáng tạo. Họa sĩ Lê Triều Điển được biết đến như người luôn mang theo quê hương sông nước Cửu Long trong mình giới thiệu đến mọi người. Dù nặn tượng bằng đất nung hay vẽ tranh, sắc màu phù sa của miền châu thổ Tây Nam bộ luôn hiện diện trong tranh ông. Sự chuyển động của nội tâm...
Màu Sắc Châu Thổ
TT - Từ lâu, họa sĩ Lê Triều Điển đã chọn cho mình thứ ngôn ngữ hội họa riêng biệt đậm chất miền Tây. Ông thích khám phá vùng đất Nam bộ nơi ông sinh ra với những sự va đập, giao lưu, cộng hưởng văn hóa từ nhiều cộng đồng khác nhau như Việt, Khmer, Hoa, Ấn... Họa sĩ Lê Triều Điển vẽ tranh tại phòng tranh Phương Mai - Ảnh: QUANG ĐỊNH Trong tâm hồn người họa sĩ, những ký ức, giấc mơ... cứ đến rồi đi, chồng lấp lên nhau theo từng quãng thời gian. Hội họa Lê Triều Điển là một cõi mênh mang,...
Họa Sĩ Lê Triều Điển Với "Ký Ức Gọi Về"